Indonesia dự báo đại dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài

Thứ năm, 07/10/2021 08:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài ngắn nhất là 5 năm, trung bình là 10 năm, thậm chí cả hàng trăm năm nữa.

Sự kiện: COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 6/10, các nước ASEAN ghi nhận thêm 27.625 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong đã tăng lên trên 266.100 người.

indonesia du bao dai dich covid 19 se con keo dai hinh 1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Makassar, Indonesia. Ảnh: THX

Nhìn chung, số ca mắc COVID-19 mới trong khu vực tiếp tục xu thế giảm trong mấy ngày gần đây. Ngày 6/10, khu vực ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Brunei và Việt Nam (Malaysia, Singapore, Lào không công bố số liệu dịch bệnh).

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, Indonesia vẫn là chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới và tử vong ở Indonesia đã giảm rất mạnh. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Theo Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, số ca mắc mới COVID-19 đã giảm mạnh trong 11 tuần qua. Một số bệnh viện địa phương tuyên bố hiện không còn bệnh nhân COVID-19. Trong ngày 6/10, Indonesia chỉ ghi nhận trên 1.484 ca bệnh mới và 75 ca tử vong. Tính đến hết ngày 6/10, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 4.223.094 ca mắc COVID-19, trong đó 142.413 ca tử vong. 

Tuy vậy, Chính phủ Indonesia và một số nhà dịch tễ học cảnh báo cần cảnh giác với đợt bùng phát thứ ba có thể xảy ra sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới, nhất là khi virus tiếp tục đột biến ngày càng nguy hiểm hơn.

Đáng chú ý, ngày 6/10, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài ngắn nhất là 5 năm, trung bình là 10 năm, thậm chí cả hàng trăm năm nữa.

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, ông Budi cho biết hầu hết đại dịch có đặc điểm chung là kéo dài, ngắn nhất là 5 năm, thông thường là trên 10 năm, thậm chí hàng trăm năm như bệnh đậu mùa và bại liệt. Song ông Budi dự báo rằng vẫn có khả năng đại dịch COVID-19 sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu nếu chính phủ và người dân hợp tác thực hiện một số chiến lược như tăng cường xét nghiệm, truy vết và điều trị.

Theo ông Budi, cùng với việc tăng tốc tiêm chủng vaccine cho 70% dân số, người dân cần duy trì kỷ luật trong việc thực hiện quy định y tế 3M (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và duy trì khoảng cách). Ông Budi khẳng định rằng đại dịch COVID-19 tại Indonesia có thể trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022 nếu người dân và chính phủ có thể ứng phó với đợt bùng phát tiềm ẩn sau kỳ nghỉ lể Giáng sinh và Năm mới sắp tới.

Người đứng đầu ngành y tế Indonesia nhấn mạnh: “Nếu chúng ta có thể đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 12, chúng ta sẽ an toàn vào tháng 1 - 2/2022. Chúng ta có thể sống chung với virus này, mong muốn biến đại dịch thành bệnh đặc hữu có thể thực hiện được vào năm tới”.

Trong khi đó, nhằm sớm mở lại các trường học, Bộ Y tế Lào đã yêu cầu các quan chức giáo dục trên cả nước làm việc với chính quyền địa phương để nắm được số lượng học sinh từ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng COVID-19.

Lý do là việc học trực tuyến trong thời gian qua gặp không ít vấn đề do nhiều bậc phụ huynh học sinh không có khả năng mua sắm các thiết bị học trực tuyến cho con, trong khi việc tiếp cận Internet tại Lào vẫn chưa đều. Đứng trước tình trạng này, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã đề xuất tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, với hy vọng rằng khi số lượng học sinh được tiêm chủng ở mức cao, các trường học sẽ được coi là an toàn và được mở cửa trở lại.

Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 6/10 cho hay, trong 24 giờ qua ghi nhận 484 ca mắc mới COVID-19 và 1 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới có tới 468 ca lây nhiễm cộng đồng. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục đứng đầu cả nước về số ca lây nhiễm trong cộng đồng khi ghi nhận 206 ca mới. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 26.462 ca, trong đó có 23 người tử vong.

Thế Vũ

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe