“Kẽ hở” nào cho doanh nghiệp FDI “neo” lỗ giả - lãi thật

Thứ năm, 11/06/2020 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nguyên nhân chính vẫn là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI dẫn đến hiện tượng “lỗ giả, lãi thực” nhưng vẫn mở rộng sản xuất.

Pháp lý chưa rõ ràng…

Trong một hội thảo mới đây, GS.TS Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đánh giá vai trò của FDI rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam như đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng năng suất lao động… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà FDI mang lại, vẫn tồn tại những bất cập.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, GS.TS Đoàn Xuân Tiên phát biểu tại Hội thảo ngày 9/6.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, GS.TS Đoàn Xuân Tiên phát biểu tại Hội thảo ngày 9/6.

Cụ thể như hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, thậm chí, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến là hành vi "chuyển giá".

Tuy nhiên, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong với việc kiểm toán các chính sách và việc thực thi các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế.

Chưa kể, cơ sở pháp lý để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc ban hành chính sách và đánh giá việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư FDI còn chưa rõ ràng, chưa theo đúng tinh thần của Hiến pháp và quy định của Luậ̣t Kiểm toán nHà nước.

Do đó, kiểm toán viên mới thực hiện kiểm toán một số mắt xích rất nhỏ trong các hoạt động của khối FDI mà chưa có các chuyên đề kiểm toán riêng cho loại hình đặc biệt.

Cùng với đó, công tác phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều trở ngại, do cơ sở pháp lý còn chưa rõ ràng.

… gần 60% doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm

Theo thống kê của Kiểm toán Nhà nước, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp, chẳng hạn như TP HCM có gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm.

Hay như Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 – 2011.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước nhận định, một điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, các ví dụ điển hình như trường hợp của Cocacola hay Pepsi.

Điều đáng nói là trong khi doanh nghiệp FDI báo lỗ thì hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi, nhất là trong lĩnh vực may mặc, giày da. Chính hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng trong nhiều năm qua.

Thực tế, đây là một tình trạng xảy ra gần như tràn lan suốt cả hai thập kỷ nay.

Đến mức dù là Chủ tịch của một Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhưng TS Nguyễn Mại phải thốt lên rằng, tình trạng chuyển giá đã được phát hiện trong những năm gần đây gắn với tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo GS Nguyễn Mại nguyên nhân chính vẫn là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI. Tình trạng đó đã gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và hiện tượng “lỗ giả, lãi thực” trong khi không ít doanh nghiệp tuy công bố lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tái đầu tư, mở rộng sản xuất.

Viện dẫn quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước 2015, GS Nguyễn Mại đề nghị, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến tài sản công khi thực hiện liên doanh với nước ngoài, PPP (Đầu tư theo hình thức đối tác công tư) có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì Kiểm toán Nhà nước cần tiến hành kiểm toán để xác định giá trị tài sản công bị thiệt hại và xử lý theo thẩm quyền.

GS Nguyễn Mại nhấn mạnh, “cần lưu ý rằng, đầu tư nước ngoài chịu điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ các hiệp định quốc tế mà nước ta đã tham gia, nhất là Hiệp định bảo đảm đầu tư, do đó các cơ quan giám sát luật pháp khi thực hiện chức năng của mình cần quan tâm đến các cam kết quốc tế của Việt Nam”, ông Mại cho hay.

Không trốn được thuế, quay sang “thách thức”

Với Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam), gần 20 năm đầu tư kinh doanh, Coca-Cola liên tục khai lỗ. Điều đó đã giúp doanh nghiệp này tránh được việc đóng thuế cho nhà nước sở tại.

Đến hết năm 2012, tổng số lỗ lũy kế của công ty này lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng.

về mặt lý thuyết, lẽ ra Coca-Cola Việt Nam phải phá sản. Tuy nhiên, thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt động thì năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trước áp lực của nước sở tại, năm 2014 Coca-Cola “bỗng dưng” báo lãi nhưng việc tuân thủ nguyên tắc thuế hiện hành thì Coca – Cola lại tỏ ra “thách thức” như vi phạm về khai sai, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định.

Mới đây, ổng Cục Thuế yêu cầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định (25/12/2019), Coca-Cola Việt Nam phải nộp tiền thuế phải thu vào ngân sách Nhà nước . Quá thời hạn trên sẽ bị cưỡng chế nếu không chấp hành.

Theo đó, Tổng cục Thuế ra quyết định truy thu thuế với số tiền hơn 471 tỉ đồng với Coca-Cola Việt Nam. Trong đó, số thuế giá trị gia tăng bị truy thu là hơn 60 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỉ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỉ đồng.

Cơ quan thuế cũng tính tiền chậm nộp hơn 288,6 tỉ đồng. Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỉ đồng.

Tổng cục Thuế yêu cầu Coca-Cola Việt Nam phải có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ sau ngày 16/12/2019 đến thời điểm nộp số thuế truy thu và phạt vào ngân sách Nhà nước. Tổng cộng số tiền Coca-Cola Việt Nam bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 821,4 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, qua thanh tra còn giảm số lỗ phát sinh hơn 762 tỉ đồng, xác định số lỗ của giai đoạn trước (từ 2002 - 2006) không được chuyển lỗ là hơn 202,3 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ (tháng 12/2015) chuyển kỳ sau là hơn 72,8 tỉ đồng.

Thông tin từ phía Coca-Cola Việt Nam cho biết, công ty này thừa nhận vi phạm và chấp nhận nộp phạt. Tuy nhiên, mới chỉ nộp được một số tiền rất ít trên tổng số 821,4 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp FDI như Coca-Cola chỉ là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong hàng loạt doanh nghiệp FDI bị dính nghi án chuyển giá như Pepsi, Adidas, Metro, Keangnam... mà ngành Kiểm toán Nhà nước chưa có "cơ hội" làm tới cùng.

Ngọc An

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp