Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: "Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng"

Thứ bảy, 13/04/2024 17:58 PM - 0 Trả lời

(CLO)Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kế hoạch nhằm mục đích xây dựng và triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

ke hoach thuc hien chien luoc phat trien nang luong quoc gia giam sat chat che dam bao can doi cung cau nang luong hinh 1

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030. (Ảnh: MH)

Là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương rà soát, xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch, chương trình hành động liên quan nhằm thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và điều chỉnh mục tiêu của Chiến lược (nếu cần thiết) để phù hợp với tình hình thực tế mỗi giai đoạn.

Về nhiệm vụ chung, Bộ trưởng Bộ Công Thương quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng:

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược phát triển năng lượng một cách sâu, rộng đến mọi thành phần kinh tế. Hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện, kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai và mức độ, khả năng đạt được các mục tiêu của Chiến lược, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng theo từng năm và giai đoạn. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

Bộ trưởng đề nghị tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược phát triển năng lượng, cụ thể:

Nghiên cứu hoàn thiện thể chế, khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương về năng lượng, đẩy mạnh các cơ chế uỷ quyền, phân cấp (nếu cần thiết) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để tạo điều kiện bảo đảm tiến độ cho các dự án năng lượng.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng của ngành năng lượng. Theo dõi, đôn đốc triển khai việc thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch thuộc lĩnh vực năng lượng, điện, xăng dầu, khí đốt... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Cơ quan thường trực các Ban Chỉ đạo nhà nước/quốc gia để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập trung nghiên cứu phát triển, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong ngành năng lượng, tiến tới từng bước làm chủ công nghệ hiện đại và sản xuất các thiết bị cho ngành năng lượng trong hệ thống các cơ sở nghiên cứu và sản xuất của ngành Công Thương.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là hệ thống các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công Thương nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành năng lượng.

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động từ bên ngoài.

Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của Bộ Công Thương trong từng thời kỳ.

Kế hoạch ban hành cũng phân công nhiệm cụ thể cho từng đơn vị tổ chức thực hiện; Kinh phí thực hiện, hàng năm, các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao của đề xuất kinh phí thực hiện theo quy định. Kinh phí chi thường xuyên của Bộ Công Thương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Về tổ chức thực hiện, các đồng chí Thứ trưởng được phân công phụ trách các lĩnh vực có liên quan đến Chiến lược phát triển năng lượng thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược; tăng cường phối hợp, làm việc với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung công tác thuộc lĩnh vực được giao tại mục III và Phụ lục kèm theo Quyết định này, bảo đảm chất lượng và đúng thời hạn yêu cầu; tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể điều hành trong lĩnh vực phụ trách, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đơn vị được giao phụ trách.

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trọng tham mưu, đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể trong thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, gửi Vụ Dầu khí và Than để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng khi có yêu cầu.

Vụ Dầu khí và Than chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, đồng thời cung cấp thông tin về Vụ Dầu khí và Than để tổng hợp.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô