Khai hội đền Huyền Trân năm Kỷ Hợi 2019

Thứ tư, 13/02/2019 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 13/2 (tức ngày mùng 9 Tết), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai hội đền Huyền Trân tại núi Ngũ Phong (phường An Tây, TP. Huế) thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là quần thể kiến trúc gồm ngôi đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông và ngôi đền thờ Huyền Trân Công Chúa tại thôn Ngũ Tây, phường An Tây, nằm cách đàn Nam Giao chừng 6 km về phía Tây nam thành phố Huế.

Nằm trên đỉnh núi Ngũ Phong ở độ cao 108 mét là tháp chuông Hoà Bình với một quả chuông được đúc bằng đồng nguyên chất nặng 1,6 tấn, cao 2,16 mét. Giữa bốn bề mây núi giao hoà, tháp chuông Hòa Bình là nơi tịnh tâm của du khách thập phương. Từ đây phóng tầm mắt xuống, du khách sẽ có bức tranh toàn cảnh thiên nhiên của thành phố Huế với sông Hương và núi Ngự. Năm mới du xuân cùng gióng một hồi chuông ngân xa, lan toả âm thanh tri giác vào thinh không vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hoà bình và nhân loại được hạnh phúc.

Khai hội đền Huyền Trân năm 2019.

Khai hội đền Huyền Trân năm 2019.

Lễ hội Huyền Trân Công Chúa được tổ chức định kỳ hằng năm vào ngày mùng 9 Tết, đúng với ngày giỗ của Công chúa Huyền Trân, với ý nghĩa tri ân công đức của bà vì sự phát triển của đất nước. Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi.

Bắt đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội là Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái Dân an”, Lễ hội hoa đăng, Ca múa nhạc Phật Giáo... Tiếp đến là lễ khai mạc với phần nghi lễ chính dâng hương tại Điện Huyền Trân Công Chúa, đền thờ vua Trần Nhân Tông và vãng cảnh.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu khai mạc tại buổi lễ.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu khai mạc tại buổi lễ.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Lễ hội được tổ chức hằng năm, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước. Người dân tham gia lễ hội để giao lưu gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những đều tốt lành, ít có sự mê tín dị đoan hay vì mục đích lợi lộc của cá nhân.

Cũng trong khuôn khổ Lễ hội còn tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống Huế. Bên cạnh đó, là một số hoạt động trò chơi dân gian như: bài chòi, bịt mắt đập lu... cũng được tổ chức trong khuôn khổ của lễ hội.

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày mồng 9 và 10 tháng Giêng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, bà con tăng ni phật tử, các chức sắc tôn giáo và du khách gần xa về tham dự.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại buổi lễ:

Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận

Nguyễn Tin

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa