Khai mạc Triển lãm Quốc hiệu Việt Nam qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới

Thứ sáu, 15/03/2019 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cái tên Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ thế giới từ lâu. Song, mấy ai hay tên đất nước đã được hun đúc qua bao nhiêu thế hệ và từ bao giờ hai tiếng Việt Nam đã trở thành quốc hiệu.

Sự kiện: di sản

Ngày hôm nay 15/3, trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2019, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc triển lãm Quốc hiệu Việt Nam qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới nhằm cung cấp thêm cho công chúng một tư liệu lịch sử quý giá.

IMG_9342

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009, gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản.

Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra các sách chính văn, chính sử của vương triều Nguyễn. . 34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài giá trị về mặt sử liệu, còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Chính vì những tính chất quan trọng và giá trị cao mà trong thời kỳ phong kiến và các nhà nước trong lịch sử của Việt Nam đã rất chú tâm để bảo quản những tài liệu này. Đó là những tài liệu gốc, độc bản, có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh chân thực đời sống văn hoá xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Suốt mấy ngàn năm lịch sử, đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời cuộc, nhưng vẫn đứng vững bên bờ Biển Đông tự hào và kiêu hãnh. Cái tên Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ thế giới từ lâu. Song, mấy ai hay tên đất nước đã được hun đúc qua bao nhiêu thế hệ và từ bao giờ hai tiếng Việt Nam đã trở thành quốc hiệu? Trong tiến trình phát triển, đất nước ta đã có nhiều tên gọi khác nhau và được các sử quan nhà Nguyễn khắc lại trong tài liệu Mộc bản còn lưu giữ đến ngày nay.

Bằng công nhận Di sản tư liệu thế giới của Unessco với Mộc bản Triều Nguyễn

Bằng công nhận Di sản tư liệu thế giới của Unessco với Mộc bản Triều Nguyễn


Có thể nói, dưới triều Nguyễn Việt Nam được coi là quốc hiệu của nước ta, dù trong quá trình tồn tại vua Minh Mạng có đổi thành Đại Nam vào năm 1838.Năm 1804, vua Gia Long xuống chiếu chính thức cho đổi quốc hiệu là Việt Nam. Vua ban chiếu: “Ðế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước. Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp xưa, bờ cõi Giao Nam, đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”. Lại hạ chiếu báo các nước Xiêm La, Lữ Tống và các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng, khiến đều biết cả (theo Mộc bản sách "Đại Nam thực lục", quyển 23, mặt khắc 12, 13)

Mộc bản được trưng bày tại Hội báo

Mộc bản được trưng bày tại Hội báo

Lịch sử đã chứng minh rằng, thể chế nhà nước có thể thay đổi dẫn đến sự thay đổi về quốc hiệu và mỗi khi đất nước gặp nguy nan sẽ xuất hiện những nhân tài đứng lên gánh vác việc giang sơn. Nhưng tất cả không nằm ngoài một chân lý như câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Tìm hiểu về vấn đề này để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về lịch sử dân tộc, cũng là để thấy được khát vọng cũng như ý thức tự lực, tự cường của cha ông trong quá trình dựng và giữ nước - đó là niềm tự hào chung của toàn dân tộc.

IMG_9562
Công chúng tham quan triển lãm Mộc bản Triều Nguyễn tại Hôi báo 2019.

Công chúng tham quan triển lãm Mộc bản Triều Nguyễn tại Hôi báo 2019.

Minh Khuê 

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa