Khai sinh dàn nhạc đại diện Đông Nam Á

Thứ ba, 19/12/2017 10:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dàn nhạc có một không hai do người Việt sáng lập vừa có buổi diễn ra mắt nhiều cảm xúc tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Làm khán giả rung động không chỉ vì tinh chất ban sơ của nhạc dân tộc thiểu số mà còn vì vẻ đẹp quá mong manh, có thể biến mất bất cứ lúc nào trong làn sóng hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Nếu bạn yêu nhạc, muốn tìm kiếm một thứ chưa từng có nhưng dễ nghe, dễ cảm thì Đêm vô thức bản địa với dàn nhạc Seaphony chính là chọn lựa tối ưu.

Đêm vô thức bản địa do Nguyễn Nhất Lý ở vị trí giám đốc dự án.  Seaphony hiện là dàn nhạc đầu tiên và duy nhất sử dụng hoàn toàn nhạc cụ của các tộc người thiểu số với chừng 50 nghệ nhân tuyển chọn khắp các vùng miền tổ quốc. Hiện nay âm nhạc dân tộc thiểu số như đang ở trong “bóng tối mịt mù”, không có người tập hợp, gây dựng. Seaphony tạo được sân chơi cho các nghệ nhân, khiến họ bớt cô đơn. Họ không chỉ thêm một lần được thấy âm nhạc của mình được vang lên với chất lượng cao mà còn được hòa nhịp với những dân tộc khác, chất liệu khác trong cùng một không gian, một tác phẩm.
Báo Công luận
 Nguyễn Nhất Lý
Đương đại lại không phải hướng đi của Seaphony. Nó đơn giản tận dụng các chất liệu âm nhạc nguyên gốc, kết nối ý đồ tạo thành tác phẩm. Các tác phẩm được sắp xếp thành hơn một tiếng biểu diễn liền mạch. Người xem không bị nhàm chán, mỗi phần lại khám phá những nhạc cụ khác, chất liệu khác, cảm xúc khác. Xen kẽ múa đương đại thể hiện sự đấu tranh và hợp nhất giữa hai khía cạnh kiểu như truyền thống và hiện đại, nguồn cội và phát triển…

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Ekip thực hiện đã tổ chức 3 đêm nhạc, trong đó có "Đêm vô thức Tây Nguyên"
Xuất phát điểm của Seaphony có thể tạm so với dàn nhạc giao hưởng phương Tây vài thế kỷ trước. Theo Nguyễn Nhất Lý: “ Giống như mỏ vàng trữ lượng rất lớn còn chưa được khai thác. Các bạn nghe nhạc cụ âm sắc rất đẹp, không cần phải so sánh với bất cứ nhạc cụ gì trên thế giới. Vấn đề bây giờ chỉ là làm sao chơi với nhau, hòa sắc cùng nhau…”. Và điều đáng mừng là ngay ở bước chập chững đầu tiên, dàn nhạc đã nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt hiếm có. 

B.H

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa