Khám phá con tàu chạy quanh Trái Đất 5 năm không cần đổ nhiên liệu vừa tới TP.HCM

Chủ nhật, 26/06/2022 18:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tàu Energy Observer khởi hành từ Pháp năm 2017. Con tàu này đi vòng quanh thế giới hơn 5 năm mà không cần đổ nhiên liệu, hiện cập cảng Khánh Hội (TP. HCM) từ ngày 18 đến 29/6 để người dân Việt Nam đến tham quan.

Tàu Energy Observer được biết đến là con tàu đi vòng quanh Trái đất suốt nhiều năm liền mà không cần đổ nhiên liệu. Mới đây, con tàu vừa chọn Việt Nam là điểm dừng chân thứ 73 trong chuyến du hành ở Đông Nam Á. Sau khi đến Phú Quốc, con tàu hiện đang cập cảng Khánh Hội (quận 4), dự kiến từ ngày 18/6 đến 29/6.

Trong thời gian này, du khách, nhà hoạch định chính sách, sinh viên sẽ được thủy thủ đoàn của Energy Observer giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu.

Trong thời gian này, du khách, nhà hoạch định chính sách, sinh viên sẽ được thủy thủ đoàn của Energy Observer giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu.

Bài liên quan
Tàu Energy Observer sử dụng ba nguồn cung cấp năng lượng là mặt trời, nước biển và gió. Con tàu đặc biệt này có chiều dài 30m, rộng 12m, có thiết kế hai thân giúp giảm sức cản nước. Energy Observer có tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý mỗi giờ.

Tàu Energy Observer sử dụng ba nguồn cung cấp năng lượng là mặt trời, nước biển và gió. Con tàu đặc biệt này có chiều dài 30m, rộng 12m, có thiết kế hai thân giúp giảm sức cản nước. Energy Observer có tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý mỗi giờ.

Thân tàu Energy Observer được trang bị tổng cộng hơn 200 tấm pin năng lượng để nhận năng lượng từ mặt trời.

Thân tàu Energy Observer được trang bị tổng cộng hơn 200 tấm pin năng lượng để nhận năng lượng từ mặt trời.

Các tấm pin năng lượng được chia làm 3 loại, được lắp đặt tùy thuộc vào vị trí. Bề mặt tấm pin được làm gồ ghề vừa giúp mọi người thoải mái đi lại phía trên vừa giúp tăng khả năng hấp thụ ánh sáng.

Các tấm pin năng lượng được chia làm 3 loại, được lắp đặt tùy thuộc vào vị trí. Bề mặt tấm pin được làm gồ ghề vừa giúp mọi người thoải mái đi lại phía trên vừa giúp tăng khả năng hấp thụ ánh sáng.

Hệ thống pin nhiên liệu của con tàu có khả năng cung cấp năng lượng ổn định cho nó hoạt động ở cường độ cao xuyên suốt hành trình.

Hệ thống pin nhiên liệu của con tàu có khả năng cung cấp năng lượng ổn định cho nó hoạt động ở cường độ cao xuyên suốt hành trình.

Tàu có hai cột buồm có thể được căng lên giúp tàu hoạt động khi nguồn năng lượng pin không đủ. Hệ thống buồm được điều khiển bằng điện.

Tàu có hai cột buồm có thể được căng lên giúp tàu hoạt động khi nguồn năng lượng pin không đủ. Hệ thống buồm được điều khiển bằng điện.

Buồng chứa khí hydro được lắp đặt ở 2 bên thân tàu. Tàu sẽ sử dụng nước biển để sản xuất hydro.

Buồng chứa khí hydro được lắp đặt ở 2 bên thân tàu. Tàu sẽ sử dụng nước biển để sản xuất hydro.

Trên nóc tàu được lắp đặt các thiết bị cần thiết như hệ thống đèn định vị, radar, camera,...

Trên nóc tàu được lắp đặt các thiết bị cần thiết như hệ thống đèn định vị, radar, camera,...

Tàu Energy Observer được thiết kế vì mục đích khoa học là triển khai các thử nghiệm, sau đó tối ưu hóa các tấm pin năng lượng nhằm biến năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trở thành giải pháp cụ thể và tới được tay mọi người trên toàn Trái Đất. Vì vậy, phần lớn không gian trên tàu đều tập trung cho các trang bị liên quan việc nghiên cứu.

Tàu Energy Observer được thiết kế vì mục đích khoa học là triển khai các thử nghiệm, sau đó tối ưu hóa các tấm pin năng lượng nhằm biến năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trở thành giải pháp cụ thể và tới được tay mọi người trên toàn Trái Đất. Vì vậy, phần lớn không gian trên tàu đều tập trung cho các trang bị liên quan việc nghiên cứu.

Bên trong con tàu có thể miêu tả ngắn gọn là

Bên trong con tàu có thể miêu tả ngắn gọn là "một nhà máy sản xuất hydrogen từ nước biển". Hydrogen sẽ được trữ trong nhiều bình chứa chuyên dụng (có thể trữ được năng lượng điện tương đương 1MWh) để phục vụ cho quá trình chuyển đổi hydrogen thành điện.

Tàu còn có không gian phòng ngủ, phòng sinh hoạt, bếp đủ chỗ cho khoảng 10 - 15 thuyền viên sinh hoạt, nghỉ ngơi, nghiên cứu, vận hành con tàu.

Tàu còn có không gian phòng ngủ, phòng sinh hoạt, bếp đủ chỗ cho khoảng 10 - 15 thuyền viên sinh hoạt, nghỉ ngơi, nghiên cứu, vận hành con tàu.

Tàu được trang bị một màn hình kiểm tra và quản lý hệ thống trên tàu giúp thuyền viên có thể dễ dàng nhận biết các hư hỏng.

Tàu được trang bị một màn hình kiểm tra và quản lý hệ thống trên tàu giúp thuyền viên có thể dễ dàng nhận biết các hư hỏng.

Tàu Energy Observer khởi hành từ cảng quê hương Saint-Malo (Pháp) vào năm 2017, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia.

Tàu Energy Observer khởi hành từ cảng quê hương Saint-Malo (Pháp) vào năm 2017, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia.

Đây là con tàu hydrogen đầu tiên tự hành và không phát thải, sử dụng ba nguồn cung cấp năng lượng là mặt trời, nước biển và gió mà không cần xăng hay dầu. Chính vì điều này mà bề ngoài tàu gần như phủ kín các tấm pin năng lượng mặt trời, ngoài ra nó còn có 2 cánh buồm cao hàng chục mét được điều khiển bằng điện, có thể thay thế các nguồn khác con tàu.

Đây là con tàu hydrogen đầu tiên tự hành và không phát thải, sử dụng ba nguồn cung cấp năng lượng là mặt trời, nước biển và gió mà không cần xăng hay dầu. Chính vì điều này mà bề ngoài tàu gần như phủ kín các tấm pin năng lượng mặt trời, ngoài ra nó còn có 2 cánh buồm cao hàng chục mét được điều khiển bằng điện, có thể thay thế các nguồn khác con tàu.

Theo kế hoạch, trong chuyến hành trình vòng quanh Trái đất này nhóm thuyền viên sẽ ghi lại các vấn đề liên quan ô nhiễm và tái chế nhựa, turbin gió gần bờ, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, độ mặn của sông Mekong...

Theo kế hoạch, trong chuyến hành trình vòng quanh Trái đất này nhóm thuyền viên sẽ ghi lại các vấn đề liên quan ô nhiễm và tái chế nhựa, turbin gió gần bờ, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, độ mặn của sông Mekong...

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống
EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống