Khánh thành nhà lưu niệm Bác tại cửa khẩu Bắc Luân - Quảng Ninh

Chủ nhật, 19/05/2019 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/5, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà lưu niệm Bác Hồ tại cửa khẩu Bắc Luân - TP. Móng Cái, nơi ghi dấu sự kiện Bác về thăm Móng Cái và qua cầu biên giới năm 1960 thăm nhân dân Đông Hưng - Trung Quốc.

Ngày 20/2/1960, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hải Ninh (nay là thành phố Móng Cái) vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và làm việc. Người đã đến thăm các lực lượng chức năng làm việc tại Trạm Hải quan cửa khẩu Bắc Luân. Trạm Hải quan cửa khẩu Bắc Luân tại thời điểm lúc bấy giờ là một tổ công tác gồm 6 đồng chí cán bộ làm nhiệm vụ thống kê số lượng người, phục vụ nhân dân qua biên giới giao thương giữa Móng Cái - Việt Nam và Đông Hưng - Trung Quốc. Tiếp đó Bác Hồ đã sang thăm nhân dân Đông Hưng (Trung Quốc) và phát quà cho thiếu nhi tại một trường mầm non gần biên giới.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Phạm Văn Duyên (thứ tư từ phải qua), nguyên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành nhà lưu niệm Bác Hồ tại cửa khẩu Bắc Luân. Ảnh: ĐH

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Phạm Văn Duyên (thứ tư từ phải qua), nguyên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành nhà lưu niệm Bác Hồ tại cửa khẩu Bắc Luân. Ảnh: ĐH

Để ghi nhớ sự kiện này và bày tỏ lòng kính trọng, tình hữu nghị đời đời bền vững giữa Việt Nam – Trung Quốc, nước Bạn đã xây dựng một Lầu tưởng niệm Bác Hồ đặt tại gần khu vực sông Bắc Luân thuộc địa phận Đông Hưng (Trung Quốc).

Theo ông Vũ Văn Kinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tháng 10/2012, TP Móng Cái đề nghị “Phục dựng trạm Hải quan cửa khẩu Bắc Luân lưu giữ sự kiện Bác Hồ qua cầu Biên giới”. Bắt đầu từ tháng 6/2018 dự án được khởi công xây dựng và hoàn thành công trình nhà lưu niệm Bác Hồ đúng vào dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Bác với chất lượng cao về nội dung tư tưởng, kỹ thuật, mỹ thuật; tổng diện tích khu đất xây dựng là 261m2, với các hạng mục như: xây dựng 1 nhà lưu niệm trưng bày một số tư liệu về Bác Hồ tại cửa khẩu; tư liệu ảnh Bác Hồ sang thăm Đông Hưng - Trung Quốc; một số đồng trí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm cửa khẩu; khuôn viên phục vụ khách tham quan; vườn hoa, cây xanh, bia ghi dấu,… với tổng mức đầu tư là 6,3 tỷ đồng.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Phạm Văn Duyên cũng thăm nhà lưu niệm Bác Hồ. Ảnh: ĐH

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Phạm Văn Duyên cũng thăm nhà lưu niệm Bác Hồ. Ảnh: ĐH

Ông Vũ Văn Kinh khẳng định: “Nhà lưu niệm Bác Hồ tại di tích Trạm Hải quan cửa khẩu Bắc Luân, ghi dấu sự kiện Bác Hồ qua cầu biên giới năm 1960 thăm nhân dân Đông Hưng, Trung Quốc. Đây là một công trình văn hoá có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc; là ước nguyện tha thiết của Đảng bộ và Nhân dân TP Móng Cái, khẳng định tấm lòng son sắt, thủy chung, sự thành kính, niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn của đồng bào, đồng chí thành phố đối với Đảng, Bác Hồ muôn vàn kính yêu; Là dịp để mỗi thế hệ chúng ta khắc sâu lời dạy của Bác, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương”.

Nhà lưu niệm Bác Hồ được xây dựng ở cửa khẩu Bắc Luân. Ảnh: ĐH

Nhà lưu niệm Bác Hồ được xây dựng ở cửa khẩu Bắc Luân. Ảnh: ĐH

Thay mặt cho Ban xây dựng ý tưởng nhà lưu niệm Bác Hồ tại cửa khẩu Bắc Luân (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) ông Phạm Văn Duyên, nguyên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Chúng tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh, lãnh đạo TP Móng Cái để xây dựng Nhà lưu niệm Bác Hồ, tại cửa khẩu Bắc Luân. Để xây dựng ý tưởng nhà lưu niệm, chúng tôi đã tìm hiểu tại nhiều bảo tàng ở các tỉnh khu vực phía Bắc và Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến cảng Nhà rồng. Sau khi xây dựng được ý tưởng, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo TP Móng Cái đã cho phép chúng tôi đồng hành trong quá trình khảo nghiệm để xác định cửa khẩu Bắc Luân là di tích lịch sử trên đất nước ta”.

Tại buổi lễ, ông Phạm Văn Duyên cũng đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh phải hoàn thiện công trình, hạng mục của nhà lưu niệm và khảo sát, nghiên cứu để có đủ giữ liệu bổ sung vào nơi đây. “Theo tôi được biết, trên thế giới chưa từng có việc một vị lãnh đạo nước này đi bộ sang nước khác, nhưng ở nước ta Bác Hồ đã đi bộ sang thăm nhân dân Trung Quốc. Đây là nghĩa cử nhân văn của vị lãnh tụ của đất nước”, ông Duyên nhấn mạnh.

T.H

Tin khác

'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa
Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

(CLO) Tỉnh Hậu Giang đã từ chối tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Trí thức quốc tế do sự kiện có mục đích và quy mô chưa phù hợp.

Đời sống văn hóa
Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

(CLO) Công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ghi lại chiến công hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta.

Đời sống văn hóa