Khánh thành Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” tại Kiên Giang

Thứ ba, 19/02/2019 16:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng), tỉnh Kiên Giang đã làm lễ khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” tại TP. Hà Tiên. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 283 năm ngày thành lập “Tao đàn Chiêu Anh Các” (1736 - 2019) và Năm Du lịch Hà Tiên 2019.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, TP. Hà Tiên và nhân sĩ trí thức địa phương thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành. Ảnh: Báo laodong

Đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, TP. Hà Tiên và nhân sĩ trí thức địa phương thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành. Ảnh: Báo laodong

Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” được xem là tao đàn thứ 2 - sau Tao đàn Nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông sáng lập - trong lịch sử văn học Việt Nam và là một trong những Tao đàn lớn và xưa nhất của cả nước.

Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” là nơi lưu giữ các tác phẩm văn học, trưng bày hình ảnh, hiện vật của Tao đàn Chiêu Anh Các xưa và những hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật ngày nay; đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của văn nghệ sĩ, nhân dân và du khách khi đến tham quan, tìm hiểu về Tao đàn Chiêu Anh Các tại Hà Tiên.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng đại biểu tham quan Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Baolaodong

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng đại biểu tham quan Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Baolaodong

Đây công trình văn hóa nhằm mục đích bảo tồn và phát triển "Tao đàn Chiêu Anh Các" thành nét văn hóa đặc trưng của khu vực phía Nam nói chung và vùng biên thùy Hà Tiên nói riêng. Vì thế công trình đã nhận được sự đồng thuận rất cao của giới nghệ sĩ hoạt động văn học nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.

Tọa lạc trong quần thể Khu Di tích Lịch sử - Văn hóa núi Bình San (phường Bình San, TP. Hà Tiên), Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” có tổng diện tích xây dựng hơn 14.000 m², với mức đầu tư hơn 15 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Nhà lưu niệm chính (198 m²), được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ 5 gian, 2 tầng, bằng gỗ lim. Sân nền, bồn hoa cây xanh, sân khấu ngoài trời, cổng rào… và một số hạng mục, trang trí nội thất công trình khác…

PV

Tin khác

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa