“Khát” năng lượng, Trung Quốc tăng tốc nhập điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar

Chủ nhật, 24/10/2021 08:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên, Nga và Myanmar giữa cuộc khủng hoảng năng lượng sau hàng nhiều thập kỷ.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng cường mua điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar trong bối cảnh nước này đang phải trải qua tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua. Dù vậy, việc tăng mua điện cũng không thể mang lại một giải pháp tức thời cho cuộc khủng hoảng đang lan rộng trên quy mô toàn quốc.

khat nang luong trung quoc tang toc nhap dien tu trieu tien nga va myanmar hinh 1

Tình trạng thiếu điện đã dần tác động tiêu cực tới nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại trước khi mùa đông cận kề, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu dùng điện sưởi ấm sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ảnh: South China Morning Post.

Theo số liệu của Trung Quốc, trong tháng 9 vừa qua, nước này đã tăng tốc nhập khẩu điện từ Triều Tiên, 35.974 MWh điện, tương đương tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 quý đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 291 GWh, tăng 37% so với năm trước đó.

Cũng trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã chi 1,5 triệu USD nhập khẩu điện từ Triều Tiên trong khi con số này trong 3 quý đầu năm là 11,9 triệu USD.

Theo kết quả từ cuộc nghiên cứu năm 2013 của Đại học Điện lực Đông Bắc, lượng điện nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên được truyền qua Đan Đông, một thành phố biên giới cấp tỉnh ở tỉnh Liêu Ninh.

Tỉnh Liêu Ninh, cũng với Hắc Long Giang và Cát Lâm thuộc vùng đông bắc Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu điện trên khắp cả nước với hàng triệu người bị cắt điện kể từ tháng 9 năm nay.

Trong khi đó, nước Nga trong 3 quý đầu năm nay đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2.381 GWh, trị giá tổng lên tới 112,6 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng này, cơ quan năng lượng Nga đồng ý với đề nghị của Tổng công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc về việc tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu trong ba tháng cuối năm với sản lượng bán ra năm ngoái.

Trong 29 năm kể từ khi bắt đầu nhập khẩu điện từ Nga, Trung Quốc đã mua tổng cộng 30.000 GWh, với nguồn điện được phân bố cho ba tỉnh vùng Đông Bắc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm.

Trong khi đó, Trung Quốc trong 3 quý đầu năm 2021 đã nhập 1.231 GWh điện từ Myanmar, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị lên tới 34 triệu USD.

Gặp nhiều trở ngại lớn

Tuy vậy, dù tăng nhập khẩu điện với lượng lớn từ các nước láng giềng, Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều thách thức trong việc đảm bảo nguồn điện. Trong tháng 9, Trung Quốc sản xuất được 675.000 GWh nội địa trong khi sản lượng điện nhập khẩu chỉ ở mức 670,6 GWh.

Ông Huo Yunhe, Phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hồng Kông, cho biết Trung Quốc từ trước tới nay vẫn áp dụng chiến lược không nhập khẩu lượng lớn điện do lo ngại an ninh quốc gia trong trường hợp quan hệ với nước láng giềng xấu đi khiến nguồn cung điện bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có mạng lưới sản xuất điện quy mô lớn.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đang trải qua khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng vì ngành sản xuất đang đẩy mạnh phục hồi sau đại dịch, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng vọt.

Ngoài ra, các chính sách hạn chế năng lượng phát thải của Trung Quốc cũng khiến nhiều nhà máy nhiệt điện cắt giảm công suất. Cùng với đó, giá than tăng phi mã cũng khiến các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Các lý do trên, kết hợp với việc khoảng 60% nền kinh tế Trung Quốc vận hành nhờ nhiệt điện, làm cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này thêm trầm trọng hơn.

Tình trạng này đã bắt đầu gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại trước khi mùa đông cận kề, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu dùng điện sưởi ấm sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo việc Trung Quốc thiếu điện sản xuất sẽ ảnh hưởng mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế thế giới.

Hương Vũ (Theo South China Morning Post)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp