Khó khăn trong cuộc cạnh tranh taxi công nghệ là gì?

Thứ năm, 03/05/2018 14:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng điện tử là một yếu tố tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm taxi công nghệ tại Việt Nam mà mới đây là sự thâu tóm của hãng Grab với Uber tại thị trường Đông Nam Á, đang đặt ra yêu cầu cùng với việc tạo điều kiện cho loại hình này phát triển trong tình hình hiện nay thì cần thiết lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Thời điểm trước khi Uber, Grab vào Việt Nam, taxi truyền thống đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thành phố lớn với nhiều hãng taxi hoạt động. 

Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn khi Uber, Grab vào thị trường Việt Nam, số xe tham gia đã lên tới hơn 60.000 xe. Con số này bằng cả quá trình phát triển của các doanh nghiệp taxi truyền thống trong nhiều năm. Đặc biệt, Uber, Grab được người dân đón nhận ngay lập tức và nguồn nhân lực cũng được huy động rất nhanh chóng. Taxi công nghệ có kết nối thông minh, hiện đại, quy mô hơn thì cần được khuyến khích. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao các doanh nghiệp taxi truyền thống không thay đổi chính mình, ứng dụng công nghệ mới mà lại phản ứng mạnh mẽ lại loại hình taxi công nghệ như thời gian vừa qua. Có thể nói doanh nghiệp taxi công nghệ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh đã nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với taxi truyền thống. 

Nhiều hãng nhỏ nhanh chóng bỏ cuộc vì mất khách, mất nhân lực về tay đối thủ. Các hãng lớn trụ được thì cũng lao đao vì thị phần giảm sút. Đỉnh điểm là năm 2017, Vinasun đã thông báo sa thải 8.000 nhân viên để tinh giản đội ngũ. Mai Linh cũng mất 6.000 nhân viên dưới áp lực cạnh tranh của những ông lớn taxi công nghệ. Ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, thời gian qua, Sở đã nghiên cứu đưa ra nhiều quy định để làm sao quản lý loại hình taxi công nghệ. “Chúng tôi cho rằng, ứng dụng khoa học công nghệ là rất tích cực, tuy nhiên cần phải quản lý để hạn chế tiêu cực. Không thể thả nổi loại hình này, đặc biệt trong điều kiện giao thông của thành phố vẫn đang quá tải và thường xuyên xảy ra ùn tắc”, ông Hà cho hay. 

Báo Công luận
Sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý.  

Từ thương vụ Uber sáp nhập vào Grab hồi đầu tháng Tư, các hãng taxi truyền thống sẽ chỉ còn lại một đối thủ lớn. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp taxi truyền thống “lật lại thế cờ” nếu phát huy được những điểm mạnh, tinh giản lại bộ máy, áp dụng khoa học công nghệ và cạnh tranh vào những điểm mà Grab còn yếu. Phải nhận thức rằng, không thể cấm được taxi công nghệ, đó là sự phát triển tự nhiên của thị trường. Không chỉ Uber, Grab, sắp tới có thể nhiều hãng khác cũng áp dụng công nghệ. Nằm trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý. 

Theo đánh giá của ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, việc Grab mua Uber thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Khi Grab thành công ở Đông Nam Á, giành lại thị phần của Uber, là ví dụ rất sinh động các doanh nghiệp ở Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam có thể trưởng thành, đứng vững trên thị trường của mình. Điều này tạo cảm hứng, và niềm tin tốt đẹp cho doanh nghiệp. Người dùng quan tâm tới giá cả và dịch vụ, chứ không cần trung thành với một hãng nào. Tại sao các doanh nghiệp không kết hợp với nhau. Về mặt công nghệ dù các ứng dụng có thể phức tạp nhưng không phải là thách thức quá lớn. Giải pháp phát triển hài hòa giữa taxi công nghệ và truyền thống phải nhìn từ cả 3 phía là doanh nghiệp, khách hàng và Nhà nước. Trong đó, phía Nhà nước cần sớm đưa ra quy định cụ thể về tính chất pháp lý, trách nhiệm, vai trò, nghĩa vụ… của từng doanh nghiệp trên với đặc thù riêng. 

Grab hay các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối vận tải phải chịu sự quản lý, tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Theo đó, các cơ quan chức năng đang nỗ lực quản lý theo hướng đảm bảo việc triển khai phát triển ứng dụng công nghệ gọi xe đi kèm với kinh doanh vận tải phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Dự thảo mới nhất về Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định 86) vừa trình Chính phủ; trong đó có những nội dung quản lý khá chặt, nếu thực hiện được sẽ tạo ra sự cân bằng về điều kiện kinh doanh. 

Về vấn đề rất được nhiều người quan tâm hiện nay là quản lý thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền khẳng định, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định 86 để tạo thành một mặt bằng chung, đưa khung chính sách chung để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, công bằng, không thất thoát thuế của Nhà nước./.

Cẩm Tú

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp