Lạng Sơn:

Khó khăn trong giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thứ sáu, 15/07/2022 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo bà Phùng Thanh Nga, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là do tình hình thời tiết mưa rất nhiều ảnh hưởng đến công tác thi công các dự án. Nguyên nhân chủ quan là khó khăn trong giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Sáng ngày 15/7/2022, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Họp báo thường kỳ Quý II năm 2022. Đồng chí Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì họp báo.

kho khan trong giai phong mat bang dan den cham giai ngan von dau tu cong hinh 1

Quang cảnh họp báo do đồng chí Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì.

Tại họp báo, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã đặt câu hỏi liên quan đến việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đến UBND tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể: Việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng trong phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, theo báo cáo số 287/BC-UBND ngày 30/6/2022 tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc giải ngân đầu tư công ước đạt hết ngày 30/6/2022 là 814,5 tỷ đồng, đạt 32,6% kế hoạch, tương đương cùng kỳ so với cùng kỳ (32,5%).

Trong đó, vốn ngân sách địa phương 527,3 tỷ đồng, đạt 41,6% kế hoạch, vốn ngân sách trung ương 287,2 tỷ đồng đạt 23,3%. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa đến 50%, chưa đạt chỉ tiêu được giao? Giải ngân vốn đầu tư công tăng dần vào thời điểm cuối năm và có xu hướng trở thành quy luật. UBND tỉnh đã có giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới nhằm xóa bỏ quy luật này?

Trả lời câu hỏi này, bà Phùng Thanh Nga - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cho biết, vốn đầu tư công bao gồm cả vốn ngân sách của Trung ương và địa phương.

"Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương đến thời điểm này đạt 60%, đạt kế hoạch, số vốn chậm giải ngân là nguồn vốn phân bổ từ nguồn Trung ương và nguồn vốn ODA. Vốn Trung ương có cả nguồn về Chương trình mục tiêu quốc gia, đến 28/5/2022, Chính phủ mới có quyết định về phân bổ vốn cho các địa phương. Vốn ODA đang vướng mắc về một số thủ tục, vướng mắc này về thủ tục là vướng mắc chung của cả nước. Đối với nội dung này tỉnh đã có văn bản kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương", bà Nga thông tin.

Ngoài ra, theo bà Phùng Thanh Nga, nguyên nhân dẫn đến vấn đề chậm phân bổ giải ngân vốn đầu tư công thứ nhất là do tình hình thời tiết. Theo đó, 6 tháng đầu năm tình hình thời tiết mưa rất nhiều ảnh hưởng đến công tác thi công của các chủ đầu tư.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan là khó khăn trong giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. "Với nhiệm vụ này UBND tỉnh đã có báo cáo về giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm báo cáo số 252", bà Nga nêu.

kho khan trong giai phong mat bang dan den cham giai ngan von dau tu cong hinh 2

Bà Phùng Thanh Nga - Phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn trả lời câu hỏi của phóng viên báo Nhà báo và Công luận.

Về giải pháp thúc đẩy đầu tư công, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn khẳng định không để tình trạng đầu năm chậm, tăng dần vào thời điểm cuối năm và có xu hướng trở thành quy luật.

Theo bà Nga, vừa rồi UBND tỉnh họp sơ kết 6 tháng đầu năm đã có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư, đó là văn bản 802/UBND-KT ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh đã yêu cầu rất rõ yêu cầu đối với các cơ quan chủ đầu tư, các huyện, trong đó phân công nhiệm vụ rất rõ ràng. Cụ thể, đối với các dự án mà phải hoàn thành trước 31/12 trong đó có 18 dự án yêu cầu giải ngân phải đạt 50%, đây là các dự án khởi công mới.

Về các dự án chuyển tiếp, có 7 dự án vốn cân đối ngân sách địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp dưới 10% thì UBND tỉnh đã yêu cầu thực hiện theo tiến độ, như giải pháp cụ thể như thế nào, tỉ lệ giải ngân đạt bao nhiêu %, thời gian cụ thể là bao nhiêu đã nêu rõ trong văn bản 802.

"Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo này, các chủ đầu tư, đơn vị liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường thêm trách nhiệm của cá nhân và cơ quan", bà Nga nói.

Cụ thể, theo văn bản 802/UBND-KT ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn, đối với 7 dự án này, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch thực hiện và giải ngân chi tiết đã ban hành, bảo đảm mục tiêu đến hết 30/9/2022 đạt 60% kế hoạch vốn theo quy định tại Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh.

Theo báo cáo số 287/BC-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh là 3.340,71 tỷ đồng (trong đó giao từ đầu năm chưa bao gồm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 2.498,38 tỷ đồng; giao vốn đầu tư công thực hiện chương trình MTQG 842,33 tỷ đồng).

Đã khởi công 16/22 dự án khởi công mới năm 2022, các dự án chuyển tiếp triển khai thực hiện theo tiến độ; hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình, dự án thành phần. Dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã hoàn thiện hồ sơ và đang được Hội đồng liên ngành tổ chức thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Giá trị khối lượng thực hiện các dự án 1.035,8 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch Ước kết quả giải ngân đến hết ngày 30/6/2022 là 814,5 tỷ đồng, đạt 32,6% kế hoạch, tương đương cùng kỳ (đạt 32,5%).

Xây dựng đường giao thông nông thôn được 93,96 km mặt đường bê tông xi măng, mở mới nền đường 3,62 km, cung ứng 7.769,4 tấn xi măng; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 90,6%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa đạt 71,04%.

Khó khăn, hạn chế được UBND tỉnh Lạng Sơn nêu ra là: Đến đầu tháng 6/2022 các chương trình mục tiêu quốc gia mới được Trung ương giao kế hoạch vốn, do đó một số dự án chưa được triển khai, chỉ thực hiện được công tác chuẩn bị đầu tư để sẵn sàng thực hiện khi được giao vốn.

Tình hình giải ngân vốn đầu tư mặc dù tương đương so với cùng kỳ nhưng chưa đạt tiến độ giao; thời gian lập, thẩm định, phê duyệt dự án hoàn thành, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của các huyện, thành phố còn chậm giá cả một số nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến nhà thầu thi công cầm chừng.

Số lượng, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư ngoài ngân sách giảm so với cùng kỷ, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa có chuyển biến tích cực. Nhiều dự án gặp khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, vướng mắc về thủ tục điều chỉnh dự án.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức