Khó quản lý sở hữu chéo

Thứ năm, 04/10/2018 15:35 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Tình trạng sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên phải thanh tra kỹ lưỡng mới phát hiện ra” - Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 24/2016 do Bộ KH&ĐT hoàn thành, phục vụ quá trình thẩm tra trước khi chính thức trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới nêu rõ.

Các ngân hàng ráo riết xử lý sở hữu chéo

Theo Thông tư 36/2014, lẽ ra lộ trình mà Vietcombank và các ngân hàng khác sẽ phải thoái vốn trong vòng một năm kể từ khi Thông tư này có hiệu lực (1/2/2015). Tuy nhiên, cho đến nay, đã qua rất lâu thời hạn ấy, việc thoái vốn để giảm sở hữu chéo tại Vietcombank (VCB) cũng như một số ngân hàng khác vẫn chưa được hoàn tất do nhiều nguyên nhân. Do đó, đây là thời điểm buộc các ngân hàng phải chạy nước rút, nhanh chóng thoái vốn tại các tổ chức tín dụng trong thời gian ngắn.

Ngày 17 và 21/9 vừa qua, VCB đã lần lượt công bố thông tin chào bán cổ phần tại MBB và EIB đang thuộc sở hữu của NH này. Cụ thể VCB chào bán 53,4 triệu cổ phiếu MBB với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu. Thời gian đấu giá dự kiến ngày 12/10. Đồng thời, VCB cũng đăng ký chào bán với phương thức đấu giá công khai 45,6 triệu cổ phiếu EIB cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Giá khởi điểm là 14.497 đồng/cổ phiếu, thời gian đấu giá dự kiến ngày 22/10. 

Mục đích thực hiện 2 đợt chào bán cổ phiếu lần này của VCB nhằm tuân thủ Thông tư 36/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài và phê duyệt của NHNN tại Công văn 2706 ngày 24/4/2018 về việc người đại diện phần vốn nhà nước tại VCB đề nghị điều chỉnh phương án thoái vốn của VCB tại Vietnam Airlines, MB và Eximbank.

Hồi đầu năm, VCB cũng cho biết việc thoái vốn khỏi Eximbank sẽ được tiến hành trong tháng 1/2018, sau đó lại dời đến quý II và đến nay mới chính thức mở đấu giá. VietinBank và BIDV cũng đã thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, một số ngân hàng cổ phần khác như Eximbank từ cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 cũng đã thoái toàn bộ vốn (hơn 8%) đối với khoản đầu tư cổ phiếu STB của Sacombank bằng phương thức khớp lệnh trên sàn.

Báo Công luận
 Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ mạnh tay với sở hữu chéo.

Cần nâng cao nghiệp vụ thanh tra

Một trong những giải pháp được không ít ngân hàng áp dụng trước giờ là tìm kiếm đối tác để tiến hành mua bán và sáp nhập (M&A). Đây là con đường ngắn và phù hợp để các ngân hàng nhỏ nâng cao năng lực, đồng thời xóa được tình trạng sở hữu chéo. Điển hình là việc Maritime Bank sáp nhập cả Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDBank) và Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may - hai đơn vị mà Maritime Bank đang sở hữu 10% và 11% cổ phần.

Trước đó, thị trường chứng kiến việc SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, MHB sáp nhập vào BIDV để hợp thức hóa sở hữu của cổ đông lớn... Trong một cuộc chia sẻ về tình hình tài chính 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói rằng, về sở hữu chéo, thời gian qua cơ quan này đã chỉ đạo, giám sát các tổ chức tín dụng đẩy nhanh xử lý qua việc chuyển nhượng, thoái vốn, mua bán, sáp nhập... Đến nay sở hữu cổ phần và sở hữu chéo đã giải quyết cơ bản, tình trạng ngân hàng đã minh bạch hơn.

Tuy nhiên, theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 24/2016 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành, phục vụ quá trình thẩm tra trước khi chính thức trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới, tình trạng sở hữu chéo các tổ chức tín dụng đã được xử lý bước đầu nhưng còn phức tạp, với nhiều hình thức sở hữu tinh vi, khó phát hiện hơn. Tình trạng sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên phải thanh tra kỹ lưỡng mới phát hiện ra. Bên cạnh đó, xử lý sở hữu chéo còn chưa dứt điểm là do thoái vốn của cổ đông chậm bởi chưa tìm được đối tác để mua lại phần vốn đó, việc thoái vốn ngoài ngành với quy mô lớn có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhiều nhà đầu tư còn khó khăn về vốn nên làm chậm quá trình thoái vốn...

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trong một báo cáo gần đây có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cho biết, đến 31/3/2018, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống còn 1 cặp; sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn 2 ngân hàng thương mại cổ phần với 4 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau.

Phương Nguyên

 

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm