Khoảng cách tiền lương theo giới khiến kinh tế thế giới thiệt hại 7.000 tỷ đôla

Thứ ba, 07/03/2023 10:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Moody, thu hẹp chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ trong lực lượng lao động có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng khoảng 7% - tương đương 7.000 tỷ USD.

Với tốc độ này, toàn cầu có thể mất 132 năm để thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa hai giới tính, Moody nhận định.

Kinh tế thế giới sẽ được thúc đẩy hơn nữa khi có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tăng số lượng và năng suất. Báo cáo cho biết tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vai trò quản lý và chuyên môn hiệu quả cũng sẽ giúp ích.

khoang cach tien luong theo gioi khien kinh te the gioi thiet hai 7000 ty dola hinh 1

Một lao động nữ biểu tình phản đối tỷ lệ thất nghiệp cao ở Nam Phi. Ảnh: Africa Check.

Giám đốc Dawn Holland và Katrina Ell viết trong báo cáo: “Việc thu hẹp khoảng cách giới trong lực lượng lao động và trong quản lý ở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thể nâng cao hoạt động kinh tế toàn cầu lên khoảng 7%, tương đương khoảng 7.000 tỷ đôla Mỹ ngày nay”.

Cụ thể, có thể thu hẹp khoảng cách lương bổng ở các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Ấn Độ, sẽ nâng cao tiềm năng đó hơn nữa.

Theo tính toán của Moody dựa trên mức tăng lương mà phái nữ ở các quốc gia OECD, (25 - 64 tuổi) vào năm 2021 sẽ giúp nâng sản lượng tiềm năng trong OECD lên gần 10% và sản lượng toàn cầu thêm 6,2%.

Phụ nữ và trách nhiệm gia đình

Báo cáo chỉ ra “trách nhiệm gia đình do phụ nữ gánh vác” và việc thiếu các mạng lưới kết nối là những nguyên nhân gốc rễ của khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ.

Moody nhấn mạnh rằng phụ nữ “ít có khả năng” yêu cầu được thăng chức trong khi phải tuân theo các tiêu chuẩn cao hơn nam giới.

Thay đổi các chuẩn mực xã hội là một quá trình lâu dài và phức tạp, nhưng các chính sách như thực thi các điều kiện làm việc linh hoạt, cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng, cung cấp chế độ nghỉ sinh và nghỉ làm người bố có lương sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi đi đúng hướng, Moody cho biết.

Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng sự phân biệt đối xử đã giữ nguyên khoảng cách tiền lương theo giới tính.

“Những định kiến và bất bình đẳng về giới đã khiến phụ nữ phải làm những công việc có mức lương thấp, chẳng hạn như sự khác biệt về công việc và số giờ làm việc, cũng như trách nhiệm chăm sóc không cân xứng của phụ nữ, góp phần tạo ra khoảng cách về tiền lương theo giới”, WB cho hay.

Sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ giới kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia, ngoài ra, 119 nền kinh tế trên thế giới có cơ hội cải thiện khung pháp lý của họ để giảm khoảng cách tiền lương theo giới.

WB lưu ý rằng gần một nửa các nền kinh tế trên thế giới không bắt buộc phải trả lương bình đẳng theo luật.

Lao động nữ đủ tiêu chuẩn

Số lượng phụ nữ ở các quốc gia OECD có bằng thạc sĩ hoặc tương đương vượt quá nam giới, Moody cho biết - nhưng tỷ lệ số lao động này đảm nhiệm các vai trò quản lý cấp trung và cấp cao vẫn còn thấp đáng kể.

Từ đó, có thể khiến phụ nữ “thiếu kỹ năng” nhất quán, đề cập đến việc sử dụng không đúng kỹ năng và thời gian của họ.

Do đó, có thể dẫn đến “tổn thất kinh tế ở cấp độ cá nhân và kinh tế vĩ mô”, khi các nền kinh tế nhận thấy tiến bộ “hạn chế và khác nhau” trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong 10 năm qua, Moody cho biết.

Các tác giả chia sẻ: “Trung bình, phụ nữ đầu tư ban đầu chiếm ưu thế hơn trong giáo dục nhưng có xu hướng phải làm ở các vị trí cấp đơn giản và được trả lương thấp, được tuyển dụng dưới trình độ kỹ năng, được đo bằng thành tích giáo dục của họ”.

Lê Na (Theo CNBC)

Tin khác

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

(CLO) Một nhóm các công ty bảo hiểm phương Tây cho biết cơ chế áp trần đối với giá dầu Nga (60 USD/thùng) đã trở nên không thể thực thi được và chỉ đẩy thêm nhiều tàu tham gia vận chuyển dầu thô của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hy vọng tăng 60% lượng dự trữ khí đốt mùa đông cho châu Âu

Ukraine hy vọng tăng 60% lượng dự trữ khí đốt mùa đông cho châu Âu

(CLO) Ukraine hy vọng sẽ dự trữ khoảng 4 tỷ mét khối (bcm) khí đốt cho các công ty và thương nhân nước ngoài trong mùa đông này, tăng 60% so với năm ngoái, bất chấp các cuộc không kích của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, người đứng đầu công ty năng lượng nhà nước Ukraine cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp