Khối ngoại mua ròng hơn 1,25 tỷ USD, trái ngược hoàn toàn với 2 năm xảy ra dịch bệnh

Thứ hai, 02/01/2023 16:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trái ngược với tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã mua ròng mạnh mẽ trong 2 tháng cuối năm, đẩy lượng dư mua của khối ngoại lên tới 1,25 tỷ USD, cho thấy tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài với VN-Index.

Bất chấp việc VN-Index giảm kỷ lục trong năm 2022, thậm chí còn nằm trong những thị trường giảm điểm mạnh top đầu trên thế giới, khối ngoại vẫn đẩy mạnh sức mua với lực mua mạnh nhất diễn ra trong 2 tháng cuối năm.

Diễn biến đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 bắt đầu bằng việc xác lập đỉnh lịch sử ngay trong phiên đầu năm mới với 1.536 điểm. Thế nhưng sau đó, liên tiếp những cú trượt dài đã khiến thị trường có lúc tụt xuống dưới mốc 900 điểm. Kết phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, Vn-Index chỉ còn ghi nhận mốc 1.007 điểm, tương ứng với việc giảm 32,78% so với thời điểm đầu năm.

Những yếu tố gây nên ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường

Những yếu tố gây nên tình trạng khó khăn của thị trường được nhiều chuyên gia nhận định đến từ cả trong và ngoài nước. 

Đầu tiên phải kể đến việc Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed liên tục tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát. Điều này đã khiến cho áp lực tỷ giá liên tục gia tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

khoi ngoai mua rong hon 125 ty usd trai nguoc hoan toan voi 2 nam xay ra dich benh hinh 1

Chứng khoán Việt Nam chứng kiến khối ngoại mua ròng mạnh mẽ hơn 1,25 tỷ USD chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022 (Ảnh TL)

Bên cạnh đó, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine cùng với việc Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid đã gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Đối với trong nước, những vụ việc liên quan tới sai phạm về thao túng giá chứng khoán như vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC, bắt ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch liên quan tới cổ phiếu họ Louis đã gây tâm lý tiêu cực cho các nhà đầu tư.

Đến khoảng gần cuối năm 2022, những thông tin tiêu cực xung quanh thị trường trái phiếu doanh nghiệp như vụ việc Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát đã khiến nhóm cổ phiếu của các công ty bất động sản liên tục mất giá. Hàng loạt chủ tịch cùng lãnh đạo của các công ty bất động sản bị bán giải chấp cổ phiếu khiến cho áp lực dư bán ngày càng gia tăng, đẩy giá cổ phiếu lao dốc mạnh trong tháng 11.

Bất chấp tình hình ảm đạm, khối ngoại vẫn bứt phá mua ròng trong 2 tháng cuối năm

Trước những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư, VN-Index đã có một năm giảm điểm mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Thế nhưng, khối ngoại lại chứng kiến sức mua mạnh mẽ, giúp kéo lại phần nào thị trường, đặc biệt là trong 2 tháng cuối năm.

Cụ thể thì theo thống kê, trong năm 2022 khối ngoại đã mua ròng tới hơn 1,05 tỷ cổ phiếu, tương ứng với giá trị mua ròng đạt gần 29,5 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,25 tỷ USD). Nếu so với số liệu của các năm trước đây thì trong 10 năm trở lại, khối ngoại mua ròng ghi nhận cao nhất trong năm 2018 với 41,78 nghìn tỷ đồng. Lượng mua ròng năm 2022 của khối ngoại chỉ đứng thứ 2 sau năm 2018.

khoi ngoai mua rong hon 125 ty usd trai nguoc hoan toan voi 2 nam xay ra dich benh hinh 2

Điểm nhấn trong sức mua mạnh mẽ của khối ngoại nằm ở 2 tháng cuối năm khi Vn-Index giảm điểm sâu nhất. Chỉ tính riêng trong 2 tháng cuối năm, khối ngoại đã mua ròng tới hơn 30,2 nghìn tỷ đồng. Ghi nhận trên sàn HoSE, trong tháng 11 và tháng 12 khối ngoại mua ròng lần lượt 15,98 nghìn tỷ đồng và 12,82 nghìn tỷ đồng, giúp đẩy lượng giao dịch chung thêm 28,8 nghìn tỷ đồng.

Khối ngoại tự tin mua ròng, dòng tiền đổ dồn vào các cổ phiếu Bluechip

Lượng mua ròng của khối ngoại trong 2 tháng cuối năm lớn gấp nhiều lần so với các tháng trước đó. Nếu so với 2 năm bùng nổ đại dịch covid-19 trước đây thì diễn biến cuối năm 2022 của khối ngoại hoàn toàn đi ngược với xu hướng trước đó.

Cụ thể thì trong năm 2020, khối ngoại bán ròng 18.900 tỷ đồng, tương đương 822 triệu USD. Còn trong năm 2021, khối ngoại bán ròng 62.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,7 tỷ USD. Điều này cũng tương đối dễ hiểu bởi nó phản ảnh tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư ngoại trước sự phức tạp của dịch bệnh, khiến giới đầu tư liên tục bán ra để thu tiền mặt về phòng tránh rủi ro.

Do đó, việc khối ngoại bất ngờ mua ròng hàng chục nghìn tỷ giá trị cổ phiếu cũng cho thấy một phần nào nhận định của các nhà đầu tư ngoại đối với tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tháng cuối năm.

Đa phần nguồn tiền của khối ngoại trong tháng cuối năm tập trung vào những cổ phiếu Bluechip như STB, CTG, MWG, VHM... với lượng mua ròng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. 

Du Uyên

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm