Bài 2- Không “chạy” không được

Thứ sáu, 01/09/2017 20:56 PM - 0 Trả lời

Tiếp tục bài viết về chủ đề "chạy" của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Tạp chí Người Làm Báo xin giới thiệu kỳ II nói về việc không “chạy” không được.


Tiếp tục bài viết về chủ đề "chạy" của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Tạp chí Người Làm Báo xin giới thiệu kỳ II nói về việc không “chạy” không được. >>Chống được “chạy” sẽ thành công [caption id="attachment_180998" align="aligncenter" width="576"]Báo Công luận Không ít các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”. Ảnh minh họa[/caption] Những năm gần đây, nhiều cơ quan công quyền đã quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các qui định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở… Theo đó, việc giải quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính cho người dân, như khai sinh, chứng tử, đăng ký hộ khẩu, kết hôn, đăng ký tài sản, làm chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu, chứng thực giấy tờ… đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù Đảng có rất nhiều Nghị quyết lãnh đạo, Nhà nước ban hành không ít văn bản qui phạm pháp luật và nỗ lực rất lớn trong cải cách hành chính để thúc đẩy các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” để người dân sống trong nước Việt Nam độc lập được hưởng cuộc sống tự do và hạnh phúc.
Những tiến bộ và nề nếp trong hoạt động hành chính công chưa đủ sức làm giảm những hệ lụy của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường. Cải cách hành chính tốt sẽ tạo ra động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội, góp phần ổn định chính trị, an ninh đất nước. Nhưng, xem ra cho đến nay nhiệm vụ này còn yếu kém, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều việc, bộ máy hành chính công còn trở thành sức ì, lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội mà nguyên nhân là một số cán bộ, công chức đã tha hóa đạo đức, buộc người dân và doanh nghiệp phải “chạy”, không “chạy” không được. Hiện còn hàng ngàn vụ việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện gây bức xúc trong dư luận. Rất nhiều vụ, quả bóng trách nhiệm được đá lên, đá xuống, đá qua, đá lại đến nay vẫn còn dang dở. Trong đời sống xã hội việc “chạy” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Ai cần việc gì thì chạy việc đó. “Chạy” đã trở thành thói quen của mọi gia đình, mọi tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tăng thêm quyền, tăng thêm cơ hội làm ăn, tăng lợi ích vật chất, tăng thêm tình cảm và các điều kiện thuận lợi khác cho công việc và cuộc sống. [caption id="attachment_181001" align="aligncenter" width="660"]Báo Công luận Hiện tại có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Ảnh minh họa[/caption] “Chạy” có nhiều trường hợp, thực chất là sự mua bán, trao đổi về quyền thế, về lợi ích vật chất và cũng có nhiều trường hợp bị lệ thuộc bởi các yếu tố về tâm lý, tình cảm, trách nhiệm... Chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy dự án, chạy danh hiệu,… trong thời gian gần đây nóng lên tại các diễn đàn quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… Người thì dùng tiền bạc để chạy, người thì dùng quan hệ để chạy, người thì dùng quyền của mình để giúp người khác việc này, để nhờ giúp lại việc kia,... Có nhiều nhu cầu chính đáng hợp pháp của người dân, của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp không “chạy” thì không bao giờ được giải quyết. Có nhiều trường hợp cán bộ đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm, cần được bổ nhiệm giữ các vị trí trọng trách, nhưng nếu không “Chạy”, không “thi đấu” không thể được. Và ngược lại, có nhiều trường hợp cán bộ sa sút, yếu kém, tín nhiệm thấp cần phải xử lý kỷ luật, cần phải thay đổi vị trí, nhưng đã “chạy” bằng nhiều cách. Chạy chức, chạy quyền không chỉ diễn ra ở tầm thấp mà còn cả ở tầm cao. Có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Và có rất nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn, bảo đảm tín nhiệm để nắm giữ các vị trí quan trọng, nhưng do tác động của chạy đua quyền lực, nên không hiếm người trong số họ không muốn “chạy”, không thích “chạy”, có thể bức xúc vì “chạy” mà vẫn phải “chạy”. Vì có thể có nhiều người đủ điều kiện đang ứng cử vào một vị trí. Và cũng có thể có những người còn khiếm khuyết mặt này, mặt kia nhưng họ lại “chạy” với một quyết tâm cao. [caption id="attachment_180999" align="aligncenter" width="576"]Báo Công luận Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích” cản trở sự phát triển của xã hội. Ảnh minh họa[/caption] Không chạy không có lợi nhuận Các doanh nghiệp ở nước ta có không ít dự án muốn trúng thầu đều phải “chạy”. Trúng thầu hay không, có được đảm nhiệm vai trò bên B hay không, năng lực nhà thầu chưa phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định là ý chí của chủ đầu tư. Luật Đấu thầu quy định rất chi tiết, nhưng thực hiện các thủ tục chỉ là hình thức. Có thanh tra, kiểm tra, kết quả là hầu hết các dự án đều thực hiện thủ tục đấu thầu đúng theo qui định của pháp luật. Nhưng trên thực tế có nhiều dự án đều do bên B bỏ tiền và công sức ra “chạy” để được phê duyệt. Có đội giá thầu lên thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận, mới có đủ điều kiện để bù đắp các chi phí tiêu cực (“đối ngoại”, “bôi trơn”). Ngay cả nhà thầu nước ngoài đến Việt Nam đấu thầu, nếu không “chạy” chắc gì đã trúng thầu.

Thực chất kết quả đấu thầu đã được định đoạt từ khi mới lập dự án. Do việc tiến hành các thủ tục đấu thầu chỉ là hình thức, còn thực chất là có sự giàn xếp quân xanh, quân đỏ nên giá thầu so với giá thực tế bị đội lên rất nhiều.

Những vụ làm ăn không phải qua thủ tục thầu như chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, Nhà nước đặt hàng, thì nhiều vụ bên B cũng phải “chạy”, “chạy” để được chỉ định thầu, để được đặt hàng, “chạy” cả nơi duyệt giá, thẩm định giá. Chịu khó “chạy”, dùng “phong bì dày” để chạy, phần nhiều các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”. Cũng có nhiều doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, nếu giá sản phẩm cao không được thị trường chấp nhận, trong khi lại phải “chạy” để được bảo đảm các yếu tố pháp lý, buộc doanh nghiệp phải “vượt rào”, phải vi phạm thì mới có lợi nhuận như các doanh nghiệp xây dựng có hành vi xây không phép, xây sai phép, xây vượt tầng… [caption id="attachment_181000" align="aligncenter" width="720"]Báo Công luận "Chạy” với một quyết tâm cao để ứng cử vào một vị trí. Ảnh minh họa[/caption] “Chạy” để che giấu yếu kém “Chạy” đã làm cho công việc quản trị doanh nghiệp Nhà nước có nhiều yếu kém mà khó có thể khắc phục. Và vì sao nhiều “ông lớn” doanh nghiệp Nhà nước dư nợ lớn, thua lỗ kéo dài gần đây mới lộ diện? Điều đáng nói ở đây là báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp công khai minh bạch hay bí mật giấu giếm. Rõ ràng, khi mà cơ chế xin cho đang tồn tại, doanh nghiệp báo cáo minh bạch công khai về kết quả hoạt động thì khó mà xin được đầu tư, xin được dự án, xin được hỗ trợ, xin được vay vốn. Nên doanh nghiệp có thể phải “chạy” để “qua mặt” thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Và khi thanh tra, kiểm toán Nhà nước vào cuộc thậm chí cả là cả cơ quan điều tra vào cuộc mới biết rõ doanh nghiệp Nhà nước là ai và đang đứng ở đâu. Rõ ràng, môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh và quản lí kinh doanh ở nước ta còn nhiều vấn đề nhức nhối do “chạy”. Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích” trực tiếp cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Hòa Văn - Tạp chí Người Làm Báo

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn