Không có đầu tư thích đáng không thể nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Chủ nhật, 27/08/2023 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều lãnh đạo các trường đại học cho rằng cần có nguồn đầu tư và phối hợp với nhiều bộ ngành thì giáo dục đại học mới có cơ hội phát triển.

Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 (ngày 27/8) khối giáo dục đại học đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp đến từ lãnh đạo các trường đại học.

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tú đánh giá, giáo dục năm học 2022-2023 có nhiều kết quả mới, tích cực, khắc phục được một số hạn chế, điều này khẳng định nỗ lực của cả hệ thống.

khong co dau tu thich dang khong the nang cao chat luong giao duc dai hoc hinh 1

Giáo dục đại học cần nguồn lực đầu tư để phát triển chiều sâu (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cũng cảm ơn Bộ GD&ĐT đã tin tưởng, phân cấp, phân quyền cho rất nhiều trường đại học.

“Bộ tiên phong đổi mới rất nhiều, thực hiện đổi mới các trường tuy có vất vả nhưng ủng hộ, những cái mới tốt cho hệ thống, các trường tự chủ nhiều hơn, thực hiện dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Hữu Tú chia sẻ, đồng thời mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm hỗ trợ các trường trong thực hiện tự chủ, đặc biệt là các chính sách về tài chính đi kèm, “nếu không rất khó khăn, đặc biệt là những trường tự chủ mới gần đây. Tôi biết có nhiều trường khó khăn chồng chất”, ông Tú nói.  

Đánh giá năm học vừa qua là một năm thành công của giáo dục đại học, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cho rằng, thành công là các trường đại học phát triển tốt; thành tựu của chuyển đối số khi tuyển sinh không cần đến giấy tờ, hệ thống đăng ký xét tuyển cả triệu thí sinh hoạt động trơn tru.

Thống nhất với báo cáo đánh giá kết quả giáo dục đại học của Bộ GDĐT, song ông Lê Trường Tùng cũng cho rằng: Qua báo cáo cho thấy vẫn còn tập trung nhiều vào tuyển sinh - đầu vào, mà không có số liệu đầu ra. “Nói gì thì nói vẫn phải quan tâm tới đầu ra.

Bao nhiêu người rời bỏ hệ thống, không thể tốt nghiệp đại học. Đặc biệt khi đã có hệ thống Hemis quản lý chặt chẽ đến từng người học”, ông Tùng nêu vấn đề, đồng thời cũng đề nghị cần có thêm đánh giá về kết quả đổi mới, sáng tạo, đóng góp của giáo dục đại học với sự phát triển bền vững của địa phương, vùng, đất nước.

“Ngay cả bảng xếp hạng của các tổ chức lớn đếu nhắc đến vấn đề này. Đây là vai trò của đại học trong bối cảnh mới”.

Đồng tình với quan điểm cần có đánh giá đầu ra của ông Lê Trường Tùng, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng Lê Quang Sơn đồng thời nhắc tới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học với chia sẻ “Không có đầu tư thích đáng không thể nâng cao chất lượng đào tạo. Không có nguồn lực thì làm việc sẽ chỉ theo kiểu mở rộng mà không thể đào sâu”.

Ông Lê Quang Sơn còn đề cập tới cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các Bộ, ngành, viện nghiên cứu để sử dụng nguồn lực chung, bởi thực tế nhiều thầy cô có đề tài nghiên cứu, mong muốn nghiên cứu nhưng không có nguồn lực để nghiên cứu.

Một số vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học như xem xét về lộ trình kiểm định; cơ chế kiểm định; một số vấn đề về hồ sơ tài chính, kỹ thuật… hay cần quan tâm đến đánh giá chất lượng bên trong, cũng là những nội dung được đại diện các cơ sở đào tạo đề cập.

Khẳng định, giáo dục đại học đã có một năm thành công và để tiếp tục đà thành công này, Giám đốc Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng đề nghị, Bộ GD&ĐT cần tạo cơ chế khuyến khích người học vào học các ngành khó thu hút nhưng quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Đề nghị Bộ kiến nghị Quốc hội có nghị quyết riêng về phát triển giáo dục đại học. Đồng thời thực hiện quyết liệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, lấy đó làm cơ sở đầu tư trọng tâm, trọng điểm; thí điểm mô hình đại học số, đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

(CLO) Sau hai tháng rưỡi được điều trị và chăm sóc tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Bạch Mai, cháu bé đã tăng cân, đạt 2.200 gram, tự bú bình, tự thở hoàn toàn tự nhiên.

Giáo dục
Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

(CLO) Mỗi nhà giáo được tuyên dương đều là những tấm gương tiêu biểu, đạt nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia các phong trào do tổ chức Đoàn các cấp triển khai.

Giáo dục
Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

(CLO) Cơ quan chức năng vừa làm rõ một đơn vị trong năm 2022, chưa được cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài nhưng đã cấp sai 56.230 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Giáo dục
Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

(CLO) Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng thi vào lớp 10 trường công lập.

Giáo dục
Đột phá xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

Đột phá xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

(CLO) Trường Trung học cơ sở (THCS) Vân Sơn được thành lập năm 1992 trên cơ sở tách ra từ Trường Phổ thông cấp I - II Vân Sơn. Thời gian qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THCS Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) luôn nỗ lực, phấn đấu, phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảng dạy và các phong trào thi đua để xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Giáo dục