Không kiểm soát nợ xấu, bong bóng tài sản, kinh tế Việt Nam có thể lại lỡ nhịp

Thứ hai, 17/01/2022 05:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, những "đặc trưng" của kinh tế Việt Nam như nợ xấu, bong bóng tài sản sẽ đe dọa triển vọng phục kinh tế.

Sau 2 năm chịu tác động rất mạnh của đại dịch COVID-19, mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ cho chương trình phục hồi phát triển kinh tế, với tổng số tiền lên tới 350.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Quốc hội, Chính phủ quyết tâm vực dậy nền kinh tế trong năm 2022.

Kinh tế Việt Nam sẽ bứt tốc rất nhanh

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, một trong những tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi kinh tế của một quốc gia, sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm vắc-xin.

khong kiem soat no xau bong bong tai san kinh te viet nam co the lai lo nhip hinh 1

Việt Nam còn 2 lợi thế sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế, thứ nhất là kinh tế số, thứ hai là chương trình phục hồi kinh tế.

Theo ông Cường, Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin rất nhanh. Tính tới thời điểm hiện tại, độ phủ vắc-xin đối với người trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi đã lên tới con số 100%, nhóm đứng đầu trên thế giới. Đây chính là động lực hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng kinh tế trong năm 2022.

Ngoài yếu tố liên quan tới vắc-xin, chuyên gia của ADB tiết lộ, Việt Nam còn 2 lợi thế khác sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế, thứ nhất là kinh tế số, thứ hai là chương trình phục hồi kinh tế, trọng tâm là gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng tỏ ý đồng quan điểm về vấn đề này: 

“Với gói phục hồi kinh tế, chúng tôi cho rằng đây là hỗ trợ của Chính phủ để chúng ta bứt tốc. Chiến lược phát triển của chúng ta có sự khủng hoảng, gói này là gói hỗ trợ thêm để chúng ta không chậm lại mà bứt tốc lên”, ông Tiến nói.

 Về quản lý nhà nước, ông Tiến cho rằng đây là một cuộc thử lửa, buộc phải xem trách nhiệm phục vụ của Nhà nước với doanh nghiệp và xã hội như thế nào.

“Chúng ta không còn dư địa thời gian, đầu tiên là đưa ra gói và sau đó là triển khai thế nào đồng thời phải có sự giám sát, kiểm tra. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao năng lực quản lý”, ông Tiến chia sẻ thêm.

Thách thức trong quá trình phục hồi

Bên cạnh cơ hội tăng trưởng, vị chuyên gia ADB cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm.

Thứ nhất, về dịch bệnh. Mặc dù đã mức bao phủ vắc-xin nhanh chóng, cách thức đối phó với COVID-19 vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. 

“Chính phủ cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương, thực thi chính sách, tăng cường năng lực y tế, điều trị, bổ sung thuốc hỗ trợ điều trị, sản xuất, nhập khẩu”, ông Cường nói.

Thứ hai, kiểm soát lạm phát, tín dụng. Theo ông Cường, nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro "đặc trưng Việt Nam" cần lưu ý.

khong kiem soat no xau bong bong tai san kinh te viet nam co the lai lo nhip hinh 2

Theo ông Cường, nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản.

Về dài hạn, chuyển quản lý nền kinh tế dựa dựa trên cơ sở sở hữu sang kiểm soát các hành vi lạm dụng sức mạnh vị thế thị trường (market power) trong bối cảnh bắt đầu xuất hiện các biểu hiện hành vị can thiệp thị trường gần đây.

Thứ ba, thực thi gói hỗ trợ phục hồi kinh tế. Một thực tế là các gói giải ngân từ đầu tư công đến các gói hỗ trợ đều hết sức chậm. 

Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 84% kế hoạch năm 2021, giảm 8,6% so với năm trước. Các gói an sinh xã hội giải ngân chậm và thấp.

 Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. 

Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023.

Một số rủi ro khác gồm: Lạm phát; Nợ xấu; Thị trường lao động khôi phục chậm; Môi trường kinh doanh chưa thực sự cải thiện; Thị trường tài chính thế giới mất ổn định; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại... 

Nhìn chung, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, bứt phá nhưng cũng không ít rủi ro cần quan tâm. Trong đó, COVID-19 vẫn tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế. 

“Cơ hội tăng trưởng quan trọng nhất là con người/lao động và cần được bảo toàn ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội quan trọng như nhau”, ông Cường nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ: Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ đối mặt với 4 rủi ro, được gọi là “tứ giác đen”. Trong đó, ông Lộc lo lắng nhất, chính là sự lỡ nhịp nợ xấu và lạm phát. 

“Chúng ta đang lỡ nhịp, tăng trưởng âm sâu từ quý 3, giờ phục hồi nhưng chậm. Chúng ta đang lỡ nhịp, phải bắt kịp thời gian để vượt lên. Chúng ta không có dư địa thời gian, có dư địa chính sách tài khoá tiền tệ nhưng ko có thời gian. Ta đang đi sau thiên hạ và phải cố gắng vượt lên”, ông Lộc nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô