Không nên ‘giải ngân bằng mọi giá’ mà cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Thứ hai, 15/06/2020 08:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội, giải pháp về lâu dài là phải nâng cao hiệu quả vốn đầu tư chứ không phải “giải ngân bằng mọi giá”.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. Ảnh: quochoi.vn

Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội đang diễn ra, đánh giá của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rõ, với tiến độ giải ngân hiện nay để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức rất lớn. Bởi lẽ, đến nay, cả nước mới chỉ giải ngân đạt 89.300 tỷ đồng, bằng 18,98% kế hoạch năm.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê, vốn đầu tư công năm 2020 từ nguồn năm 2019 chuyển sang và kế hoạch của năm 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng.

Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và yếu vốn là điểm nghẽn không mới của nền kinh tế trong nước, tuy nhiên, trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, việc này càng được các đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều hơn.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nêu ý kiến, năm 2020 là năm cuối cùng của kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, trong khi những nhiệm vụ 4 năm trước lại chưa thực hiện được, sẽ là áp lực rất lớn đối với 6 tháng còn lại. Tiến độ giải ngân đã có chuyển biến nhưng cũng chưa đạt yêu cầu. Đến hết Quý I vẫn còn 29 bộ, ngành, địa phương có số giải ngân dưới 5%.

“Có rất nhiều ý kiến cho rằng đẩy nhanh tiến độ giải ngân là yếu tố quan trọng. Quan điểm đó hoàn toàn đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như giải ngân tăng 1% thì GDP tăng 0,06%. Nếu hạ một lần chỉ số ICO thì GDP tăng 1,42%. Như vậy, giải pháp chúng ta phải theo đuổi lâu dài đó phải là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư chứ không phải giải ngân bằng mọi giá”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Liên quan đến kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách và việc trước mắt chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư công. Hiện nay, Nghị quyết 1023 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công đã không còn phù hợp với Luật Đầu tư công hiện hành.

“Nếu như chúng ta không có văn bản thay thế thì sẽ không có căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021. Vì vậy, chúng tôi đề nghị có biện pháp xử lý”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cũng cho rằng đầu tư công hay giải ngân đầu tư công là vấn đề hết sức quan trọng để kích cầu tăng trưởng GDP, nhưng không thể đòi hỏi mức tăng trưởng GDP cao để giải ngân bằng mọi giá.

“Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chi ngân sách và sẽ dẫn tới những vấn đề không đúng với quy định rất nguy hiểm. Việc Chính phủ đề xuất giải ngân vốn đầu tư công rất phù hợp nhưng cần có những tính toán chi ly hữu hiệu để chi đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả và trọng tâm nhất”, đại biểu Phạm Văn Hoà nêu rõ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) thì cho rằng cần cố gắng phấn đấu để giải ngân đầu tư công đúng theo tiến độ nhưng không phải làm bằng mọi cách giải ngân hết. Việc này phải được làm dựa theo tiêu chí đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công trình, giám sát việc chi đầu tư công tránh lãng phí và thất thoát.

Cùng với đó, Chính phủ nên một cơ chế linh hoạt từ nguồn vốn từ khu vực này nếu gặp khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thì chuyển hướng sang khu vực khác.

Còn theo đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên), để sử dụng hết nguồn vốn đầu tư công của năm nay, cần tháo gỡ vướng mắc, trong đó gắn trách nhiệm với người đứng đầu và điều chuyển vốn kịp thời giữa các bộ, ngành, địa phương giữa các dự án. Đồng thời, cần thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp.

Thế Vũ

Tin khác

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức
Tiến về Sài Gòn

Tiến về Sài Gòn

(NB&CL) Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Tin tức