Khu công nghiệp tâm điểm hút “đại bàng” nước ngoài tới Việt Nam làm “tổ”

Thứ hai, 25/03/2024 10:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng năm số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các Khu công nghiệp, Khu kinh tế chiếm tới 60-70% lượng vốn FDI thu hút được trong cả nước. Tỷ lệ này vẫn đang trong chiều hướng tăng lên.

Suốt nhiều thập kỷ qua cho đến nay, cho thấy khu công nghiệp (KCN) là mô hình hiệu quả để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư trong nước, là tâm điểm thu hút đầu tư nước ngoài. 

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh  KCN, khu kinh tế (KKT) giữ một vai trò rất quan trọng về kinh tế đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam.

khu cong nghiep tam diem hut dai bang nuoc ngoai toi viet nam lam to hinh 1

TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: ITPC)

Thưa TS Phan Hữu Thắng, các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các “đại bàng” lớn khi rót vốn vào Việt Nam luôn lựa chọn đặt văn phòng nhà máy trong KCN. Ông cho thể cho biết quá trình phát triển của hệ thống KCN Việt Nam và vai trò trong thu hút  FDI như thế nào?

- Năm 1991, KCX Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên được thành lập. Năm 1992 Tập đoàn Chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã thành lập Công ty phát triển KCN Nomura – Hải Phòng (MHIZ)  có tổng vốn đầu tư trên 140 triệu USD. KCN Nomura là KCN đầu tiên có vốn nước ngoài tại Việt Nam kể từ sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987.  

Liền trong một số năm sau đó, các KCN ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… cũng đã được hình thành và phát triển. Đến nay cả nước đã có 416 KCN ở 61 tỉnh thành trong cả nước. 

Nhìn lại quá trình hoàn xây dựng KCN, định hướng phát triển KCN Việt Nam không chỉ hướng đến số lượng các dự án đầu tư vào KCN, mà cả chất lượng, cũng như bảo vệ quốc phòng,an ninh. Đây là định hướng phát triển KCN Việt Nam xuyên suốt đối với nhiệm vụ thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài.

Nhìn lại cả quá trình phát triển hệ thống KCN và kết quả thu hút thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN có thể thấy xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các KCN, KKT. 

Hàng năm số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN, KKT chiếm tới 60-70% lượng vốn FDI thư hút được trong cả nước. Tỷ lệ này vẫn đang trong chiều hướng tăng lên, cho thấy  KCN, KKT giữ một vai trò rất quan trọng về kinh tế đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam. 

 Tuy nhiên, sự phát triển  KCN, KKT vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Đơn cử, tỷ lệ lấp đầy các KCN còn thấp, có đến 121/414 KCN vẫn đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, chưa tận dụng hết được một lượng vốn lớn về đất đai của nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN đã được nâng cao nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết, hiện đại để cạnh tranh với các KCN trong khu vực và quốc tế. 

Mô hình phát triển KCN còn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với động lực phát triển chủ yếu dựa vào tiềm năng về đất. Chưa xây dựng và phát triển được nhiều mô hình KCN mới (KCN công nghệ cao, KCN sinh thái…) để tận dụng được các yếu tố thuận lợi và đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế về phát triển xanh, bảo vệ môi trường, đồng thời để đáp ứng được đòi hỏi của xu hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam

Còn khá nhiều các tồn tại khác hiện nay trong phát triển, quản lý các KCN, như quy hoạch phát triển các KCN tại một số địa phương chưa sát với nhu cầu phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tư.

Mô hình phát triển KCN còn chậm đổi mới… thiếu vắng các KCN sinh thái, KCN Đô thị-Dịch vụ. Do vậy, tuy Nhà nước đang tập trung giải quyết các bài toán  về nhà ở cho người lao động trong các KCN và nhà ở xã hội nói chung, nhưng bài toán này vẫn chưa thể giải xong “một sớm một chiều”.

Bên cạnh đó, vẫn còn các quy định và định hướng phát triển các KCN được đưa ra, nhưng nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp quy khác, trong các bộ luật liên quan, như đất đai, xây dựng, môi trường...

Lại cộng với thủ tục hành chính vẫn còn cần được hoàn thiện hơn nữa. Khắc phục được những hạn chế này mới có thể thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình KCN có hiệu quả cao, theo đúng định hướng phát triển xanh và công nghệ cao đặt ra cho giai đoạn phát triển tới.

khu cong nghiep tam diem hut dai bang nuoc ngoai toi viet nam lam to hinh 2

Khu công nghiệp tâm điểm hút “đại bàng” nước ngoài tới Việt Nam làm “tổ”. (Ảnh: TCKD)

Theo ông, cần điều kiện gì để thúc đẩy việc xây dựng hình thành các khu công nghiệp mới cũng như phát huy hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp trong thời gian tới?

- Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về kinh tế, đầu tư và doanh nghiệp đã đề cập đến rất nhiều các yếu tố cần và đủ để phát triển doanh nghiệp vững mạnh làm cơ sở cho kinh tế phát triển.  Để phát triển KCN hoàn chỉnh, hiện đại theo đúng định hướng được gói gọn ở 4 từ:  Chế -Tài – Tâm -Tầm.

Chế: là cơ chế quản lý nhà nước, bao gồm cả định hướng phát triển, hệ thống luật pháp chính sách và các quy định về quản lý hành chính đối với các thủ tục hành chính cần thực hiện;

Tài: là nguồn tài chính (nguồn tiền) cần có để đầu tư và kinh doanh;

Tâm: là tâm tốt, bên cạnh lợi ích của doanh nghiệp, của cá nhân… doanh nghiệp còn cần thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người lao động, với trách nhiệm xã hội cao;

Tầm: là tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp khi đánh giá và bao quát, nhận diện được xu hướng phát triển chung và tìm ra được cách tiếp cận xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.

Như vậy có thể nói về cơ bản phát triển một KCN có thành công hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp, doanh nhân – chủ đầu tư là chính. 

Vì trong cả 4 yếu tố cần có trên, về phía Nhà nước chỉ có 1 yêu cầu phải làm là gắn với từ Chế- đó là hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển KCN. Một yêu cầu phải làm này lại rất quan trọng và có ý nghĩa “bà đỡ” cho sự phát triển của hệ thống KCN.  

Tiếp đó, 3 yếu tố còn lại đòi hỏi phải có là “Tài- Tâm- Tầm” đều ở phía doanh nghiệp và phụ thuộc vào tài năng của người đứng đầu doanh nghiệp.

Tất nhiên về tổng thể, nói chủ quan khi trao đổi là như vậy, nhưng dưới tác động phát triển rất nhanh của cuộc cách mạng khoa học học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp còn phải tự vươn lên để trở thành doanh nghiệp số. 

Khi chuyển đổi số không còn là tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc. Các doanh nghiệp phải có được kiến thức, phương tiện kỹ thuật để tham gia vào quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, mới phát triển được mà không bị tụt hậu.

Tóm lại, phát triển hệ thống KCN Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển và đóng góp của doanh nghiệp, trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài hướng đến chất lượng đầu tư và bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô