Khủng hoảng chính trị liên miên, Venezuela bị IMF từ chối cho "vay nóng" 5 tỷ USD

Thứ bảy, 17/04/2021 12:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ không cấp 5 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt cho Venezuela, do tranh chấp về việc liệu Tổng thống Nicolas Maduro có phải là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước hay không.

Venezuela bị từ chối rút vốn đặc biệt 5 tỷ USD trong khoản dự trữ mới trị giá 650 tỷ USD của IMF.

Venezuela bị từ chối rút vốn đặc biệt 5 tỷ USD trong khoản dự trữ mới trị giá 650 tỷ USD của IMF.

Về mặt lý thuyết, Venezuela là một trong những nước được quyền rút vốn đặc biệt nhiều nhất trong khoản ngân sách dự trữ 650 tỷ USD mà IMF đang có kế hoạch trao cho các quốc gia khác để thúc đẩy thanh khoản toàn cầu. Đây là một phần trong nỗ lực giúp các quốc gia mới nổi có thu nhập thấp đối phó với khoản nợ ngày càng tăng và chống chọi qua dịch Covid-19.

Một số đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, bao gồm cả Thượng nghị sĩ Pat Toomey và John Kennedy, người đã thúc giục Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen phản đối việc tạo ra các khoản ngân sách dự trữ, cho biết rằng nguồn ngân sách này sẽ dùng để “thưởng” cho Maduro, một trong số các đối thủ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Venezuela sẽ không thể tiếp cận được số vốn mà hầu hết các quốc gia sẽ nhận thông qua việc chuyển khoản đến các ngân hàng trung ương của họ nếu số vốn này được thông qua bởi hội đồng Thống đốc của IMF trong những tháng tiếp theo, IMF công bố. Nguyên do là bởi Hoa Kỳ và hơn 50 quốc gia khác coi lãnh đạo phe đối lập, ông Juan Guaido mới là nhà lãnh đạo hợp pháp của quốc gia, sau cuộc bầu cử tổng thống đầy sai phạm của ông Maduro vào năm 2018.

“Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Venezuela đã dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cộng đồng quốc tế liên quan đến sự công nhận chính thức của Chính phủ”, phát ngôn viên IMF, Gerry Rice nói với tư cách là một thành viên của IMF khi trả lời các câu hỏi từ Bloomberg News.

“Venezuela không thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) hiện có của mình và sẽ không thể sử dụng các khoản SDR mới “cho đến khi Chính phủ được công nhận”, Rice nói thêm.

Theo Bloomberg, quyết định lần này của IMF là thất bại lớn nhất đối với chế độ của Maduro, chế độ hầu như đã bị cắt khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Trong 7 năm kinh tế suy thoái sau khi giá dầu toàn cầu sụt giảm, khoản tài trợ 5,1 tỷ USD của IMF sẽ tương đương với 81% ngân sách dự trữ quốc tế hiện có của quốc gia.

Các quan chức chính quyền Maduro đang xem xét liệu có nên mời các quan chức IMF kiểm tra dữ liệu kinh tế của Chính phủ nước này nhằm hàn gắn mối quan hệ sau sự cố mất dữ liệu kéo dài 14 năm khiến hầu hết các nhà kinh tế suy đoán được sự sụp đổ của quốc gia, ba nguồn tin nắm rõ vấn đề này tiết lộ.

Tuy nhiên, vì chính phủ Maduro bị cấm tiếp xúc, thảo luận hoặc tiếp cận nguồn tài chính từ IMF cho đến khi nó được công nhận là chính phủ chính thức, việc kiểm tra đó hiện không thể diễn ra.

Các quan chức truyền thông cho nhiệm kỳ tổng thống của Venezuela đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Năm ngoái, Chính quyền Caracas cũng đã gửi thư chính thức đề nghị IMF tài trợ 5 tỷ USD để tăng cường hệ thống y tế của nước này nhằm đối phó với dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, IMF đã từ chối bởi “không có sự rõ ràng” trong vấn đề công nhận quốc tế đối với Chính phủ Venezuela.

Trước đó, IMF cũng đã đình chỉ quyền tiếp cận SDR của Venezuela vào năm 2019 với lý do hỗn loạn chính trị. Năm 2007, cố Tổng thống Hugo Chavez đã cam kết cắt đứt quan hệ với IMF, cho rằng Quỹ chỉ phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Temir Porras, cựu trợ lý kinh tế cấp cao của Chavez và Maduro, cho biết: “Đây là loại sáng kiến ​​mà một quốc gia như Venezuela thực sự có thể tận dụng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Đã đến lúc cần có một cách tiếp cận thực dụng hơn, không chỉ để đáp ứng ngay những nhu cầu cấp thiết về sức khỏe mà còn góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế của Venezuela”.

Theo số liệu của IMF, tỷ lệ nắm giữ SDR của Venezuela đã giảm hơn 99% so với mức được phân bổ vào tháng trước, xuống chỉ còn 12,5 triệu USD từ mức 3,6 tỷ USD vào năm 2009, khi nước này chủ yếu nhận dự trữ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hơn 2/3 dự trữ ngoại hối của Venezuela ở dạng vàng, vốn rất khó bán do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

                                                                                                                                    Sơn Tùng

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h