Khủng hoảng lừa đảo tại châu Á: ID giả, mạo danh ngân hàng và những câu chuyện cảm động

Thứ hai, 05/12/2022 13:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đăng quảng cáo trực tuyến rao bán đất ngoại ô Bangkok nhưng Nop gần như ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhầm người - những kẻ lừa đảo.

Lấy lòng tin và giả mạo mọi thứ

Trong vòng vài giờ, những tên lừa đảo này đã cố gắng lôi kéo anh vào câu chuyện về một gia đình Afghanistan chạy trốn khỏi Taliban, với hàng triệu đô-la cần tiêu vội ở Thái Lan.

Các mạng lưới lừa đảo đã khai thác sức mạnh của internet để nhắm mục tiêu vào các nạn nhân ở châu Á và hơn thế nữa. Chúng sàng lọc các hồ sơ trên mạng xã hội để “câu” nạn nhân thông qua các quảng cáo, bài đăng hoặc lời ngỏ xin việc làm.

khung hoang lua dao tai chau a id gia mao danh ngan hang va nhung cau chuyen cam dong hinh 1

Những kẻ lừa đảo đang sử dụng nhiều mánh khoé mới để lừa nạn nhân. (Nguồn: Shutterstock)

Các chuyên gia cho biết loại tội phạm này thấu hiểu cảm xúc của các nạn nhân - tin tưởng, cảm thấy có lỗi, tham lam, yêu thương và sự cô đơn - và vũ khí hóa một không gian trực tuyến nơi các mục tiêu tương tác tự do nhất, tiết lộ manh mối về mong muốn và thói quen của họ qua trò chuyện bằng điện thoại.

Jan Santiago thuộc nhóm Chống lừa đảo toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ đã nhận hàng nghìn cuộc gọi từ những người lo sợ rằng họ đã bị cuốn vào các vụ lừa đảo châu Á cho biết: “Những người thân xung quanh rất khắt khe với các nạn nhân, luôn hỏi họ rằng tại sao lại rơi vào những trò lừa đảo này?”.

“Chúng tôi mua sắm, chuyển khoản, hẹn hò và đầu tư trực tuyến… những kẻ lừa đảo thực sự rất giỏi trong việc lợi dụng những điều này - công việc toàn thời gian của chúng là lấy lòng tin của bạn và giả mạo tất cả những thứ này”, ông nói.

Hàng trăm triệu đô-la đã bị các băng đảng lừa đảo chiếm đoạt, chúng nhắm vào các nạn nhân ở Hong Kong, Singapore, Úc và Trung Quốc, đồng thời biến hàng nghìn người trở thành lao động nô lệ tại các trung tâm lừa đảo qua điện thoại trên khắp Campuchia, Myanmar, Philippines và Lào.

khung hoang lua dao tai chau a id gia mao danh ngan hang va nhung cau chuyen cam dong hinh 2

Hàng nghìn nạn nhân bị lừa đảo đã trở thành nô lệ cho các băng nhóm lừa đảo tại các thành phố trung tâm trên khắp Campuchia, Myanmar, Philippines và Lào. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Các chuyên gia an ninh cho biết các cuộc đàn áp, giải cứu nạn nhân bị buôn bán và các chiến dịch cảnh báo công chúng đã thất bại trong việc dập tắt ngành công nghiệp lừa đảo đang thích nghi bằng cách tìm kiếm lao động mới ở các vùng lãnh thổ mới.

Điều đó có nghĩa là nhiều người khác có khả năng bị lừa đảo.

Câu chuyện bịa đặt bởi những kẻ lừa đảo tiếp cận Nop để mua khu đất trị giá 200.000 USD của anh đủ tinh vi để gần như lừa được Nop - một nhân viên truyền thông.

Nhưng anh đã nhìn thấu những lời nói dối của chúng và với sự trợ giúp của tờ South China Morning Post cũng như các chuyên gia kiểm chứng thông tin, Nop đã lật tẩy trò lừa đảo này để chỉ ra một số công cụ đơn giản, dễ dàng có sẵn mà bạn có thể sử dụng nếu bạn thấy có khả năng mình trở thành mục tiêu lừa đảo.

Mánh của những kẻ lừa đảo

Những kẻ lừa đảo Nop bắt đầu bằng cách gửi một tin nhắn từ một người tự xưng là góa phụ của Wahed Qaraman, một doanh nhân người thiểu số Hazara bị Taliban bức hại ở Afghanistan, đề nghị đáp ứng giá yêu cầu cho mảnh đất.

“Người chồng quá cố của tôi là một nhà tư bản công nghiệp và cũng là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Afghanistan ở Kabul. Chồng tôi bị một chiến binh Taliban tấn công khiến ông ấy bị gãy chân và tay. Chúng bắn vào chân phải, giật tóc và đánh vào mặt ông ấy bằng một vật cùn. Tôi đã trốn thoát được cùng các con khi chúng tôi chạy trốn vì mạng sống của mình”.

Thông điệp tuyên bố người goá phụ này muốn nhanh chóng chuyển đến Thái Lan và mua một bất động sản bằng tiền mặt để có một chỗ ở an toàn, hợp pháp cho con cái.

khung hoang lua dao tai chau a id gia mao danh ngan hang va nhung cau chuyen cam dong hinh 3

Một chứng minh nhân dân Afghanistan được gửi bởi kẻ lừa đảo Nop. (Nguồn: Handout)

Nop cho biết ban đầu anh cũng rất hoan nghênh sự quan tâm. “Lúc đầu, tôi có chút hy vọng điều này có thể là sự thật. Vì vậy, tôi đã thực hiện một số nghiên cứu nhanh và thấy rằng câu chuyện của cô ấy là sự thật”, Nop nói.

Tra cứu tên của người chồng đã khuất trên Google, Nop bắt gặp một thông cáo báo chí của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ ngày 19/8/2021, trong đó ghi lại vụ tấn công “Wahed Qaraman, 45 tuổi”.

Điều mà Nop không nhận ra ngay lập tức là một đoạn trong tuyên bố của Tổ chức Ân xá dường như đã được sao chép và dán vào tin nhắn mà anh ta nhận được từ goá phụ: “Bẻ gãy chân và tay, bắn vào chân phải, giật tóc và đánh vào mặt bằng một vật cùn”.

Việc kiểm tra tên cho thấy cách những kẻ lừa đảo tìm kiếm thông tin trên internet, xây dựng nhiều nguồn cho một câu chuyện để nó có vẻ hợp pháp.

“Nạn nhân của chúng thường không phải là những người cả tin. Họ thường là những giám đốc điều hành, chuyên gia, những người bận rộn không có thời gian để kiểm tra thông tin khi họ gặp ai đó trực tuyến” Santiago nói.

Tự bảo vệ mình

Sau đó, Nop nhận được những lời giải thích khó hiểu về cách thức một giao dịch sẽ diễn ra, được hỗ trợ bởi những lời kêu gọi khẩn cấp yêu cầu anh chốt giao dịch, mặc dù anh vẫn chưa cam kết.

“Tất cả những gì tôi có bây giờ là các con tôi, con gái và con trai tôi. Họ xứng đáng có một cuộc sống tử tế, được chăm sóc sức khỏe, giáo dục phù hợp và một môi trường hòa bình. Hãy hứa với tôi rằng bạn sẽ không bỏ trốn với số tiền của tôi. Làm ơn, thông tin này là bí mật giữa tôi và bạn”, tin nhắn của goá phụ viết rõ.

Phóng viên nổi tiếng của Thái Lan Nattakorn Ploddee cho biết những yếu tố này phải là những cảnh báo rõ ràng nhất.

“Hãy chú ý đến cảm xúc của bạn. Điều này tương tự như một trò lừa đảo lãng mạn, thay vì sự lãng mạn, nhóm những kẻ lừa đảo này đang nuôi dưỡng sự đồng cảm”, anh nói với This Week in Asia.

Anh nói thêm rằng “Cảm giác tin tưởng sai lầm” - giữ bí mật thông tin và đặt tương lai của một gia đình vào tay bạn - cũng là ngôn ngữ phổ biến của những kẻ lừa đảo trực tuyến.

“Những kẻ lừa đảo đánh vào mánh khoé này để chiếm lòng tin của bạn. Họ không yêu cầu tiền trực tiếp từ bạn nhưng giới thiệu cho bạn các nền tảng hoặc có thể là một số ứng dụng đầu tư và hứa sẽ đồng hành cùng bạn, mang lại cảm giác rằng chúng ta đang làm điều đó cùng nhau”, Santiago nói.

Tiếp theo, những kẻ lừa đảo gửi cho Nop những bức ảnh giả mạo. Những người trong ảnh là của gia đình cô - hai đứa trẻ đang cười trong xe hơi - thẻ căn cước Afghanistan, thư ngân hàng và hộp đựng tiền với lời nhắn trấn an.

Tên của ngân hàng, tổng giám đốc và các địa điểm đều phù hợp với các tìm kiếm trên internet.

Nhưng các chuyên gia cho biết, các bức ảnh từ internet thường là lý do các vụ lừa đảo bị vỡ lở, nếu nạn nhân có thời gian và công cụ để kiểm tra.

Khi thực hiện tìm kiếm hình ảnh đảo ngược, nguồn gốc của các bức ảnh thường rất dễ tìm thấy. Nop nhanh chóng nhận ra rằng “Ngân hàng Da Afghanistan” đã được thêm vào một bức thư nhằm mục đích xác nhận số tiền.

Tìm kiếm theo tên thật của ngân hàng cho thấy bức ảnh có thể đã được lấy từ một bức ảnh của hãng thông tấn về ngân hàng ở Kabul được đăng tải tràn lan trên mạng.

khung hoang lua dao tai chau a id gia mao danh ngan hang va nhung cau chuyen cam dong hinh 4

Ngân hàng Da Afghanistan ở Kabul. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Một tìm kiếm trên Google về các thẻ căn cước của người Afghanistan cho thấy các biến thể, không cái nào khớp với cái được chia sẻ với Nop.

Nó xảy ra với các vụ lừa đảo đầu tư, các trang web cờ bạc mang lại lợi nhuận quá cao hoặc với các vụ lừa đảo mạo danh - trong đó các đại lý giả làm quan chức kiểm tra số dư và xác minh tài khoản trước khi xóa sạch tiền trong đó.

Trong một thế giới mà “sự dễ dàng và thuận tiện” của các giao dịch trực tuyến đã vượt xa các cơ quan quản lý, Santiago nói rằng các nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra việc đăng ký của các tổ chức mà họ sắp chuyển tiền vào.

Nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn bởi các mô hình trang web tinh vi của “các bên thứ ba” được cho là độc lập hóa ra lại bị các trò lừa đảo lợi dụng.

Hồng Vân (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp