Kiềm chế lạm phát kỷ lục, Sri Lanka tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 21 năm

Thứ sáu, 08/07/2022 21:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào thứ 5, Sri Lanka đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua và nói rằng họ phải đối phó với tình trạng lạm phát cao kỷ lục để tránh những nỗi đau sâu sắc hơn nữa cho một nền kinh tế vốn đã khủng hoảng và đang thu hẹp.

Ngân hàng trung ương Sri Lanka đã tăng lãi suất cơ bản cho vay 100 điểm cơ bản lên 15,50% trong khi lãi suất cơ sở tiền gửi thường trực cũng được nâng lên 14,50%, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2001.

kiem che lam phat ky luc sri lanka tang lai suat len muc cao nhat trong 21 nam hinh 1

Ngân hàng trung ương Sri Lanka đã tăng lãi suất cơ bản cho vay lên mức cao nhất sau 2 thập kỷ nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: Internet.

Lạm phát tại quốc gia này đã chạm mức kỷ lục hàng năm là 54,6% vào tháng 6 và Thống đốc ngân hàng trung ương P. Nandalal Weerasinghe cho biết con số này có thể lên tới 70%, khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để giải quyết tình trạng tăng giá.

Ông nói với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ làm việc để quản lý lạm phát càng nhiều càng tốt nhưng các biện pháp khác như phát hành tiền mặt cũng sẽ cần thiết để cứu trợ người nghèo.”

Tuy nhiên, lãi suất tăng sẽ tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đảo quốc này.

Quốc gia này đang phải vật lộn để chi trả cho thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, với dự trữ ngoại hối ở mức thấp kỷ lục. Nền kinh tế giảm 1,6% hàng năm trong quý đầu tiên và được dự báo sẽ thu hẹp nhiều hơn trong quý thứ hai.

Sri Lanka đang thúc đẩy một chương trình tài trợ mở rộng trị giá 3 tỷ USD có thể có từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ giúp nước này mở khóa các gói hỗ trợ tài chính cầu nối khác để thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu.

Ngân hàng trung ương cho biết trong một tuyên bố rằng tiến bộ đáng kể đã đạt được trong các cuộc đàm phán với quỹ tiền tệ IMF, trong khi các cuộc đàm phán khác đang được tiến hành với các đối tác song phương và đa phương để đảm bảo nguồn tài chính cầu nối và giảm bớt sự thiếu hụt trong dự trữ.

Weerasinghe nói: “Một khuyến nghị trong chương trình của IMF là hỗ trợ những người nghèo và dễ bị tổn thương vì lạm phát cao sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến họ.”

Ngân hàng trung ương dự kiến lạm phát sẽ chạm mức 70% trong thời gian tới và ở mức cao hơn trong một năm nữa nhưng giá dầu thô và hàng hóa toàn cầu giảm có thể giúp hạ tỷ lệ lạm phát thấp hơn.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã phát biểu trước quốc hội hôm thứ 3 rằng ngân hàng trung ương ước tính mức tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ giảm từ 4% đến 5% trong năm nay, mặc dù chính phủ đặt mục tiêu giảm tăng trưởng xuống 1% trong năm tới.

Dimantha Mathew, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tại First Capital, cho biết: “Đã có sự thay đổi trong lập trường từ ngân hàng trung ương, có lẽ là sau các cuộc thảo luận với IMF.”

Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ chính phủ Sri Lanka lo ngại về tăng trưởng, họ đã chuyển trọng tâm sang việc giảm bớt áp lực tiền tệ và in thêm tiền để ổn định nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương cũng cho biết việc đảm bảo ổn định khu vực bên ngoài và ổn định kinh tế vĩ mô tổng thể sẽ đòi hỏi sự cam kết từ tất cả các bên liên quan và kêu gọi hành động nhất quán và chặt chẽ, bao gồm cả chính phủ.

Ngân hàng cho biết, cần thực hiện nhanh hơn các cải cách tài khóa dự kiến nhằm tăng cường hợp lý hóa thu và chi của chính phủ đồng thời cho biết thêm rằng những cải thiện về tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước cũng là yếu tố then chốt.

Sri Lanka dự kiến sẽ trình quốc hội ngân sách tạm thời vào tháng 8, trong đó sẽ bao gồm các biện pháp thu mới và cắt giảm chi tiêu.

Trước đó, quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp tài khóa mạnh mẽ hơn để đưa tài chính công của đất nước trở lại đúng hướng và tăng cường tính bền vững của nợ sau chuyến thăm 10 ngày tới đất nước vào cuối tháng trước.

Sri Lanka hy vọng sẽ tổ chức hội nghị các nhà tài trợ với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản sau khi đạt được thỏa thuận với IMF và sẽ trình bày khuôn khổ bền vững về nợ của mình vào tháng 8.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm