Kim Sơn – Ninh Bình: Đổi mới, phát triển từng ngày, được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ ba, 07/11/2023 15:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Là huyện duy nhất của Ninh Bình có biển, địa bàn rộng, dân số đông. Sau hơn 12 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, Kim Sơn đã hoàn thành các điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Sự kiện: ninh bình

Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

Những năm qua, huyện Kim Sơn luôn vượt kỳ vọng, duy trì mức phát triển kinh tế cao. Đặc biệt, xác định rõ tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nên huyện Kim Sơn dày công tập trung mọi nguồn lực để đưa huyện đi đầu trong sự nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Huyện Kim Sơn đã khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, là địa phương dẫn đầu về phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản, là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình.

Minh chứng rõ nhất được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của huyện Kim Sơn. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, huyện Kim Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định so với mặt bằng chung của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) các ngành kinh tế của huyện năm 2021 đạt 8.930 tỷ đồng, ước năm 2022 đạt 9.660 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2021 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 7,1 %/năm; năm 2022 đạt 8,2% (trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,3%; Dịch vụ tăng 12,6%).

Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 30,3% năm 2016 xuống dưới 27% năm 2022. Mặc dù tỷ trọng trong nền kinh tế giảm xuống nhưng đến nay Kim Sơn vẫn là địa phương dẫn đầu của tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản. Là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình, sản lượng lương thực bình quân đạt trên 100 nghìn tấn/năm, chiếm đến 1/3 sản lượng lương thực toàn tỉnh; sản lượng thuỷ sản đạt trên 30 nghìn tấn mỗi năm.

Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng trên 49% trong tổng giá trị sản xuất. Trước đây ngành công nghiệp của huyện chủ yếu là công nghiệp cá thể sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp nhưng đến nay đã có nhiều ngành sản phẩm mới được đưa vào sản xuất kinh doanh như sản phẩm may mặc, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…. Đến nay toàn huyện có 120 doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng, có 25 làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm chiếu cói mỹ nghệ xuất khẩu và sản xuất rượu.

Các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm trên 23% giá trị sản xuất toàn huyện. Những năm tới đây huyện Kim Sơn xác định và tập trung đầu tư ngành dịch vụ và du lịch sẽ là ngành kinh tế đầu tàu kích thích tăng trưởng kinh tế của huyện.

Thành tựu về kinh tế đã cho phép Kim Sơn đạt được những thành công nhất định trong công tác giảm nghèo và thực hiện tiến bộ xã hội. Thu nhập bình quân/người hàng năm tăng từ 25 triệu đồng (2015) tăng lên 49,98 triệu đồng (2020) và năm 2022 là trên 57,2 triệu đồng; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 11,71% (2015) xuống còn 2,80% (2020) và năm 2022 là 1,24%. Phấn đấu đến năm 2025 giảm còn dưới 1%.

Tiềm năng, nội lực kinh tế của huyện Kim Sơn càng có ý nghĩa hơn khi thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội. Đến nay, 100% số xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; các xã đã lắp đặt biển báo, chỉ dẫn giao thông, xây dựng rãnh thoát nước, vỉa hè, lắp đặt đường điện chiếu sáng, trồng đường hoa, cây xanh ven các trục đường và ở các khu dân cư. Toàn huyện hiện có 13,4 km đường hoa, 142 bồn hoa, trồng được 18.670 cây các loại ở địa bàn các xã như: Hồi Ninh, Kim Trung, Quang Thiện, Yên Lộc...

kim son ninh binh doi moi phat trien tung ngay duoc cong nhan dat chuan nong thon moi hinh 1

Khu Trung tâm thể dục, thể thao, với các hạng mục như: Sân vận động có sức chứa lên tới 4 nghìn khán giả, nhà thi đấu đa năng, sân tennis, bể bơi và các công trình phụ trợ

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện, đến xã, thôn, xóm đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. 100% xã có nhà văn hóa với diện tích từ 300m2 trở lên, quy mô 200 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu, các phòng chức năng đầy đủ trang thiết bị theo quy định.

Công tác giáo dục được quan tâm, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các cấp học. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên không ngừng được nâng cao. Việc thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý, điều chuyển giáo viên đảm bảo cân đối cơ cấu của các trường để thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT của huyện Kim Sơn luôn xếp ở thứ hạng cao trong tỉnh Ninh Bình.

Về lĩnh vực y tế, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, củng cố mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cơ sở vật chất được kiên cố hóa đạt chuẩn, đủ các giường, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. 100% các trạm y tế xã đầy đủ trang thiết bị...

kim son ninh binh doi moi phat trien tung ngay duoc cong nhan dat chuan nong thon moi hinh 2

Khu hành chính công của huyện Kim Sơn

Đến nay, 23/23 xã của huyện Kim Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 33 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới đạt 99,53%.

Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là trên 7.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước là trên 3.600 tỷ đồng; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư là trên 2.100 tỷ đồng.

Trước những thành tựu kể trên, ngày 18/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 968/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Kim Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, toàn diện, và bền vững

Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cũng giống như nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, huyện Kim Sơn đang dồn lực để xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo đó, huyện Kim Sơn đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao”.

kim son ninh binh doi moi phat trien tung ngay duoc cong nhan dat chuan nong thon moi hinh 3

Quang cảnh đường phố thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Ảnh Anh Tuấn - Báo Ninh Bình.

Trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 duy trì, nâng cao 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; giữ vững số xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (23/23 xã); Duy trì, giữ vững 01 xã Đồng Hướng đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, mỗi năm ít nhất có 26 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (đến năm 2025 có 111/277 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu).

Giai đoạn 2025 - 2030 phấn đấu huyện Kim Sơn là huyện nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 là ≥ 65 triệu đồng; Tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông 100%; kênh mương cứng hóa đạt 35%; Tỷ lệ thôn, xóm, khu phố có nhà văn hóa đến năm 2025 đạt 100%.

Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 06 trường (Mầm non: 02; Tiểu học; 02; THCS: 02); tỷ lệ người dân tham gia BHXH đạt 95%; Hằng năm số xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn vững mạnh về Quốc phòng - An ninh đạt 92%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi đến năm 2025 đạt ≤ 13,9%.

kim son ninh binh doi moi phat trien tung ngay duoc cong nhan dat chuan nong thon moi hinh 4

Khu công viên văn hóa cộng đồng huyện Kim Sơn...

Phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm 2/3 số hộ nghèo so với cuối năm 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Trong các năm từ 2022 đến hết 2025, số hộ nghèo của huyện giảm bình quân 422 hộ/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Kim Sơn sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để cải thiện, nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra, xây dựng địa phương ngày càng phát triển toàn diện và vững chắc.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống