Kinh Bắc báo lãi quý 1/2021 đạt 715 tỷ đồng nhưng "kho tiền mặt" giảm 39%

Thứ hai, 03/05/2021 14:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 với kết quả khá khả quan.

Trong quý 1/2021, doanh thu hợp nhất của KBC đạt gần 2.002 tỷ đồng, gấp gần 4 lần quý 1/2020. Trong đó, 95% doanh thu của Kinh Bắc đến từ hoạt động cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản (1.904 tỷ đồng). Nguồn thu còn lại đến từ cho thuê kho, nhà xưởng, văn phòng (26 tỷ đồng) và cung cấp nước sạch, điện, phí dịch vụ và xử lý nước thải (71 tỷ đồng).

Trong kỳ, biên lãi gộp tăng từ 44% lên hơn 56% đã giúp lãi gộp quý đầu năm của KBC đạt hơn 1.123 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ 2020.

Quý 1/2021, KBC ghi nhận gần 42 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, phần lớn là lãi tiền gửi và cho vay. Trong khi cùng kỳ 2021 là 16,5 tỷ đồng.

Các loại chi phí trong quý 1 của KBC đều tăng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng lần lượt 95% và 23%, trong khi đó, chi phí bán hàng gấp gần 9 lần cùng kỳ, với gần 108 tỷ đồng.

Dù chi phí tăng nhưng KBC vẫn báo lãi sau thuế đạt gần 715 tỷ đồng, trong khi quý cùng kỳ chỉ đạt hơn 94 tỷ đồng. Lãi ròng quý đầu năm 2021 đạt hơn 599 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần cùng kỳ năm 2020.

Lên kế hoạch cho năm 2021, KBC kỳ vọng doanh thu hợp nhất đạt 6.600 tỷ đồng, gấp 2,7 lần và lợi nhuận sau thuế 2.000 tỷ đồng, gấp 7,4 lần năm 2020. Như vậy, 3 tháng đầu năm, KBC đã thực hiện được hơn 30% chỉ tiêu doanh thu và 30% chỉ tiêu lợi nhuận.

1

Tính đến 31/3/2021, tổng tài sản của KBC ghi nhận hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn tăng 30%, ghi nhận 8.642 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang các dự án) ghi nhận hơn 11.000 tỷ đồng, giảm nhẹ 3%.

Nợ phải trả tại thời điểm 31/3/2021 tăng 6%, lên gần 14.000 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vay ngắn hạn lên 7.733 tỷ đồng, tương đương tăng 11% so với đầu năm.

Hơn nữa, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn của Công ty giảm lần lượt 13% và 3%, còn hơn 5.000 tỷ đồng và 4.000ntỷ đồng. Mặt khác, khoản mục người mua trả tiền trước tăng 23%, đạt gần 1.101 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại KBC.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại KBC.

Đáng lưu ý, 3 tháng đầu năm, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại KBC giảm 39% xuống còn hơn 643 tỷ đồng. Trong khi nợ ngắn hạn phải trả tại KBC ở mức hơn 7.733 tỷ đồng. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,083 lần; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tại KBC là 2,9 lần.

Quý 1/2021, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 406,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 32,6 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền thuần sử dụng vào hoạt động kinh doanh âm hơn 235 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 chỉ âm gần 136 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 355 tỷ đồng, cùng kỳ 2020 đạt 19 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại KBC.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại KBC.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc Kinh Bắc cho biết, cuối năm 2020, doanh nghiệp đã thu hút được 150 ha trên các KCN.

Tuy nhiên, đây mới là ký thoả thuận biên bản ghi nhớ (MOU) và khách hàng đặt cọc chứ chưa phát sinh doanh thu. Hợp đồng chính thức sẽ được ký trong năm nay.

Trên thị trường chứng khoán, kể từ giữa tháng 12/2020, cổ phiếu KBC dần bắt được đà tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 29/4/2021, thị giá cổ phiếu KBC ở mức 37.450 đồng/cp, khối lượng giao dịch bình quân tính từ đầu năm lên gần 7 triệu cp/ngày.

Mạnh Quân

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp