Kinh tế suy thoái nặng nề, Thái Lan 'thay máu' dàn lãnh đạo

Thứ hai, 17/08/2020 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thái Lan ghi nhận mức suy thoái kinh tế lớn nhất trong 22 năm vào quý II/2020. Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á bị mắc kẹt trong cuộc suy thoái do đại dịch gây ra.

Siêu thị bị đóng cửa trong thời gian dài để tránh dịch. Ảnh: Reuters

Siêu thị bị đóng cửa trong thời gian dài để tránh dịch. Ảnh: Reuters

Tổng sản phẩm quốc nội giảm 12,2% trong quý II khi so với cùng kỳ năm trước, thông tin do Văn phòng Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia của Thái Lan công bố.

Đây là mức suy giảm lớn nhất kể từ năm 1998 khi Thái Lan ghi nhận mức giảm 12,5% trong quý thứ hai do Khủng hoảng Tài chính Châu Á.

Trên cơ sở hàng quý được điều chỉnh theo mùa, nền kinh tế suy thoái 9,7% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, sau khi giảm 0,3% trong quý IV/2019 và giảm 2,5% trong ba tháng đầu năm 2020. Suy thoái kỹ thuật được định nghĩa là hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm.

Vương quốc này đã đóng cửa biên giới của mình và các hoạt động kinh doanh dễ gây tụ tập đông người, trong một nỗ lực để ngăn chặn dịch COVID-19. Các trung tâm mua sắm buộc phải đóng cửa trong gần hai tháng, từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Năm.

Hầu hết các hạn chế hiện đã được dỡ bỏ và du khách nước ngoài như người có giấy phép lao động và gia đình của họ được phép nhập cảnh. Nhưng quý II là thời điểm kinh tế chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những nỗ lực kiềm chế đại dịch.

Xuất khẩu giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, do chi tiêu của những người không cư trú, bao gồm cả khách du lịch được tính là xuất khẩu dịch vụ.

Theo Bộ Du lịch và Thể thao nước này do lệnh cấm hạ cánh đối với các chuyến bay chở khách quốc tế, vương quốc này không có khách du lịch đến nên đương nhiên là không có chi tiêu cho khách du lịch. Xuất khẩu hàng hóa cũng giảm, phản ánh sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đầu tư tư nhân giảm 15%. Các công ty tạm dừng hoặc hoãn đầu tư vì lo ngại nhu cầu giảm trở thành sự thật. Tiêu dùng tư nhân giảm 6,6% do các hoạt động kinh doanh ngừng hoạt động và lệnh giới nghiêm vào ban đêm.

Đại dịch dự kiến sẽ gây áp lực kéo dài và bất lợi cho nền kinh tế Thái Lan. Văn phòng Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia cho biết họ dự báo mức giảm hàng năm là 7,3% -7,8%, với mức trung bình là giảm 7,5% vào năm 2020, đánh dấu sự điều chỉnh giảm so với triển vọng trước đó vào tháng 5 đối với GDP giảm 5% - 6% trong năm nay.

Dự báo năm nay dựa trên giả định rằng sẽ không có đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai.

Chính quyền của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã triển khai các gói kích thích kinh tế lớn, trong đó có việc phát tiền mặt cho người lao động phi chính thức và khách du lịch trong nước. Ông Prayuth cũng thu hút các bộ trưởng kinh tế mới từ khu vực tư nhân để điều hành nền kinh tế.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Supattanapong Punmeechaow và Bộ trưởng Tài chính Predee Daochai là những thành viên chủ chốt của nhóm kinh tế mới. Hai người nằm trong số các tân bộ trưởng đã tuyên thệ trước Quốc vương Maha Vajiralongkorn vào thứ Tư vừa qua.

Supattanapong từng là chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của PTT Global Chemical, trong khi Predee là đồng chủ tịch của Kasikornbank và chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan.

Cứu vãn nền kinh tế Thái Lan là một nhiệm vụ cấp bách đối với cựu tướng quân đội Prayuth.

Sự bất mãn đối với chế độ hiện tại, bao gồm cả kinh tế kém hiệu quả, đã thúc đẩy các cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu do sinh viên lãnh đạo tiến triển thành cuộc tụ tập chính trị lớn nhất mà Thái Lan từng chứng kiến kể từ khi quân đội tổ chức đảo chính năm 2014.

Hàng chục nghìn người biểu tình kêu gọi cải cách táo bạo, bao gồm ngay cả chế độ quân chủ được tôn kính của đất nước.

Mai Bùi

Tin khác

Trường đại học Mỹ dọa đuổi sinh viên biểu tình 'phản chiến' ở Gaza

Trường đại học Mỹ dọa đuổi sinh viên biểu tình 'phản chiến' ở Gaza

(CLO) Đại học Columbia (Mỹ) hôm thứ Ba (30/4) đã đe dọa đuổi học những sinh viên chiếm giữ một tòa nhà học đường trong cuộc biểu tình “phản chiến” và ủng hộ người Palestine ở Gaza đã kéo dài được 2 tuần.

Thế giới 24h
Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

(CLO) Các chuyên gia cho biết, cử tri gốc Latinh là thành phần nhân khẩu học ngày càng phát triển, đa dạng và nổi bật trong nền chính trị Mỹ, có khả năng tác động đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.

Thế giới 24h
G7 đồng ý đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2035

G7 đồng ý đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2035

(CLO) Các Bộ trưởng Năng lượng của nhóm G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) đã đồng ý đóng cửa tất cả các nhà máy than của họ chậm nhất là vào năm 2035, đánh dấu bước đột phá về chính sách khí hậu có thể làm tiền đề cho các quốc gia khác hành động tương tự.

Thế giới 24h
Mỹ điều tra nguy cơ virus cúm gia cầm có trong thịt bò xay

Mỹ điều tra nguy cơ virus cúm gia cầm có trong thịt bò xay

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Hai (29/4) cho biết họ đang thu thập mẫu thịt bò xay tại các cửa hàng bán lẻ tại những bang đang bùng phát dịch cúm gia cầm ở bò sữa để xét nghiệm, nhưng họ tin tưởng nguồn cung cấp thịt vẫn an toàn.

Thế giới 24h
30 người Ukraine thiệt mạng vì vượt biên trốn nhập ngũ

30 người Ukraine thiệt mạng vì vượt biên trốn nhập ngũ

(CLO) Khoảng 30 người Ukraine đã thiệt mạng trong quá trình vượt biên giới Ukraine trái phép để tránh phải chiến đấu trong cuộc xung đột với Nga kể từ năm 2022, theo người phát ngôn lực lượng biên phòng Ukraine cho biết.

Thế giới 24h