Kinh tế trì trệ, Trung Quốc đẩy mạnh nhiệt điện than

Thứ hai, 25/04/2022 19:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đang thúc đẩy nhiệt điện than khi nhà nước cố gắng vực dậy nền kinh tế đang trì trệ. Bên cạnh đó cho biết rằng những nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon gây biến đổi khí hậu đang không được ưu tiên bằng.

Đầu tư lớn vào năng lượng sạch nhưng vẫn kêu gọi phát triển điện than

Theo nhiều bản tin, Trung Quốc công bố các kế hoạch chính thức kêu gọi tăng công suất sản xuất than lên 300 triệu tấn trong năm nay. Con số này tương đương 7% so với sản lượng 4,1 tỷ tấn của năm ngoái, tăng 5,7% so với năm 2020.

kinh te tri tre trung quoc day manh nhiet dien than hinh 1

Khói và hơi nước bốc lên từ các tòa tháp tại Nhà máy nhiệt điện than Urumqi, phía tây Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, Trung Quốc. (Nguồn: AP / Mark Schiefelbein).

Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng gió và mặt trời, nhưng các nhà lãnh đạo đã kêu gọi tăng trưởng nhiệt điện than sau khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm vào năm ngoái và tình trạng thiếu hụt năng lượng gây mất điện và khiến các nhà máy đóng cửa.

Cuộc gây hấn của Nga vào Ukraine làm tăng thêm lo lắng rằng nguồn cung dầu và than nhập khẩu nước ngoài có thể bị gián đoạn.

Li Shuo, cố vấn chính sách toàn cầu cấp cao của Greenpeace, cho biết: “Tâm lý đảm bảo an ninh năng lượng đã thống trị hơn cả, vượt trội hơn mục tiêu giảm thiểu carbon. Chúng ta đang bước vào một khoảng thời gian tương đối bất lợi cho khí hậu ở Trung Quốc”.

Các quan chức phải đối mặt với áp lực chính trị để đảm bảo sự ổn định khi Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng phá vỡ tiền lệ và tự trao cho mình nhiệm kỳ 5 năm thứ ba với tư cách lãnh đạo đảng cầm quyền.

Theo Caixin, một tạp chí kinh doanh cho biết than đá rất quan trọng đối với “an ninh năng lượng”.

Đảng cầm quyền cũng đang xây dựng các nhà máy điện để bơm tiền vào nền kinh tế và phục hồi mức tăng trưởng đã giảm xuống 4% so với một năm trước đó vào quý cuối cùng của năm 2021, giảm so với mức tăng 8,1% của cả năm.

Các Chính phủ đã cam kết sẽ cố gắng hạn chế sự nóng lên của bầu khí quyển ở mức 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà lãnh đạo nói rằng điều họ thực sự muốn là mức 1,5 độ C.

Các nhà khoa học cho biết ngay cả khi thế giới đạt được mục tiêu giảm 2 độ C trong hiệp ước khí hậu Paris 2015 và thỏa thuận tiếp theo Glasgow năm 2021, thế giới vẫn phải hứng chịu biển động, những cơn bão mạnh hơn, động thực vật tuyệt chủng và nhiều người chết vì nắng nóng hơn cũng như khói bụi và các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than nhiều nhất. Do đó, toàn cầu phụ thuộc ít nhiều vào những gì Bắc Kinh triển khai.

Trung Quốc đã bác bỏ các cam kết ràng buộc về khí thải, với lý do nhu cầu phát triển kinh tế của họ. Bắc Kinh đã tránh tham gia với các chính phủ hứa sẽ loại bỏ dần việc sử dụng nhiệt điện than.

Trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết lượng khí thải carbon sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030, nhưng ông tuyên bố không có mục tiêu về lượng khí thải.

Ông Tập cho biết Trung Quốc hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, hoặc loại bỏ càng nhiều khí thải mà ngành công nghiệp và hộ gia đình thải ra khỏi bầu khí quyển bằng cách trồng cây và các chiến thuật khác vào năm 2060.

Theo Viện Tài nguyên Thế giới, Trung Quốc chiếm 26,1% lượng khí thải toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 12,8% của Mỹ. Rhodium Group, một công ty nghiên cứu, cho biết Trung Quốc thải ra nhiều hơn tất cả các nền kinh tế phát triển cộng lại.

Theo WRI, trung bình 1,4 tỷ người của Trung Quốc thải ra tương đương 8,4 tấn CO2 hàng năm. Con số này thấp hơn một nửa so với mức trung bình của Hoa Kỳ là 17,7 tấn nhưng nhiều hơn 7,5 tấn của Liên minh châu Âu.

Vòng luẩn quẩn cung – cầu

Trung Quốc có nguồn cung cấp than dồi dào và sản xuất hơn 90% trong số 4,4 tỷ tấn than mà nước này đã đốt vào năm ngoái. Hơn một nửa lượng dầu và khí đốt của nó được nhập khẩu và các nhà lãnh đạo coi đó là một rủi ro chiến lược.

Mục tiêu trung lập carbon của Trung Quốc vào năm 2060 dường như đang đi đúng hướng, nhưng việc sử dụng nhiều than hơn “có thể gây nguy hiểm cho mục tiêu này, hoặc ít nhất là làm chậm quá trình và gây tốn kém hơn”, Clare Perry thuộc Cơ quan Điều tra Môi trường cho biết trong một email.

Bà Perry cho biết, thúc đẩy phát triển than sẽ khiến lượng khí thải “cao hơn nhiều so với mức cần thiết. Động thái này hoàn toàn đi ngược lại khoa học”, cô nói.

Bắc Kinh đã chi hàng chục tỷ đô-la để xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời và gió để giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu cũng như làm sạch các thành phố bị khói bụi của họ. Trung Quốc chiếm khoảng một nửa đầu tư toàn cầu vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời vào năm 2020.

Tuy nhiên, than dự kiến sẽ cung cấp 60% điện năng trong tương lai gần.

Bắc Kinh đang cắt giảm hàng triệu việc làm để thu nhỏ ngành công nghiệp khai thác than vốn đang nở rộ của doanh nghiệp quốc doanh, nhưng sản lượng và lượng tiêu thụ vẫn tăng.

Các nhà chức trách cho biết họ đang giảm lượng khí thải carbon trên một đơn vị sản lượng kinh tế. Chính phủ đã báo cáo mức giảm 3,8% vào năm ngoái, tốt hơn mức 1% của năm 2020 nhưng giảm so với mức 5,1% vào năm 2017.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng mức sử dụng năng lượng của năm ngoái đã tăng 5,2% so với năm 2020 sau khi nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc hồi sinh, thúc đẩy sự bùng nổ sản xuất.

Chi tiêu gia tăng cũng có thể làm tăng sản lượng carbon nếu nó chi trả cho việc xây dựng thêm cầu, ga xe lửa và các công trình công cộng khác. Điều đó sẽ khuyến khích sản xuất thép và xi măng – những ngành thâm dụng carbon.

Chuyên gia Li của Greenpeace cho biết các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc hoạt động ở mức trung bình khoảng một nửa công suất, nhưng việc xây dựng thêm sẽ tạo ra nhiều việc làm và hoạt động kinh tế.

Ông Li nói: “Điều đó gắn chặt Trung Quốc vào con đường phát thải cacbon cao hơn. Rất khó để sửa chữa".

Sơn Tùng (Theo ABC News)

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp