Kinh tế Trung Quốc lại gặp khó khi COVID-19 bùng phát trở lại

Thứ hai, 07/06/2021 06:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng Yantian của Thâm Quyến đang lan sang cảng Nansha ở Quảng Châu sau khi phát hiện một số trường hợp nhiễm COVID-19 ở miền nam Trung Quốc.

Cho đến nay, 70 trường hợp nhiễm coronavirus lây truyền tại địa phương đã được tìm thấy trên khắp tỉnh Quảng Đông, trong đó có 14 trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Ảnh: Reuters.

Cho đến nay, 70 trường hợp nhiễm coronavirus lây truyền tại địa phương đã được tìm thấy trên khắp tỉnh Quảng Đông, trong đó có 14 trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Ảnh: Reuters.

Các nhà sản xuất ở Quảng Đông dự kiến đơn đặt hàng xuất khẩu sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay, một phần do chi phí hàng hóa tăng vọt cũng như sự chậm trễ trong vận chuyển do dịch COVID-19 bùng phát gần đây ở miền nam Trung Quốc.

Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng Yantian của Thâm Quyến đang lan sang cảng Nansha ở Quảng Châu sau khi phát hiện một số trường hợp Covid-19 không có triệu chứng liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế vào cuối tháng trước.

Yantian và Nansha là một trong những cảng container bận rộn nhất thế giới, với khối lượng hàng năm hơn 30 triệu đơn vị tương đương 20 foot (TEU) cộng lại, điều này đã khiến nơi đây trở thành cảng bận rộn thứ ba trên thế giới vào năm 2019.

Jason Ding, người vận chuyển các bộ phận ô tô chủ yếu đến Đông Phi từ cơ sở sản xuất của mình ở Quảng Châu cho biết: “Chúng tôi nhận thấy vấn đề tắc nghẽn bến cảng và sự chậm trễ của tàu ở cảng Nansha lên đến một tuần, hai tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Thời gian hàng có thể lưu thông đang trở nên rất khó có thể xác định vì dịch Covid-19 đang trở nên tồi tệ hơn ở Quảng Đông”.

Ding nói: “Chi phí vận chuyển đã tăng từ 1.800 USD lên 3.600 USD cho mỗi container 20 feet đến Tanzania, so với tháng 4. Chúng tôi cho rằng phí sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái đặc biệt khó dự báo. Điều đó sẽ mang lại rủi ro rất cao cho chúng ta".

"Công việc kinh doanh của chúng tôi thực sự rất cạnh tranh. Chúng tôi không dám đề xuất tăng giá cho khách hàng nếu các đối thủ của chúng tôi không làm như vậy. Điều tôi sẽ làm là giảm tốc độ nhận đơn đặt hàng mới và theo dõi tình hình của Covid-19.”, ông này nói thêm.

Tự hào với các tuyến cảng quốc tế chuyên sâu nhất ở Nam Trung Quốc, Yantian là nơi chủ yếu xử lý hàng xuất khẩu sang các quốc gia châu Âu và Mỹ.

Trong quá khứ, nó đã phân phối gần 90% hàng hóa xuất khẩu của Thâm Quyến thông qua khoảng 100 tuyến đường, nhưng sự gia tăng tắc nghẽn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang gặp khó khăn.

Cảng Yantian đang tồn đọng hơn 20.000 container để dỡ hàng, với 40 tàu container đang neo đậu ở vùng nước lộ thiên bên ngoài nhà ga sau khi tạm ngừng nhận container mới vào ngày 25/5 do các tàu container bị trì hoãn nghiêm trọng.

Yantian vẫn đang ngừng hoạt động một phần, chỉ nhận được khoảng 5.000 container xuất khẩu mỗi ngày từ các tàu dự kiến cập cảng trong vòng ba ngày.

Tất cả các hoạt động ở khu vực phía tây của cảng đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới, theo hãng vận tải khổng lồ Maersk của Đan Mạch.

Maersk cho biết hôm thứ 5 rằng tình hình “tiếp tục xấu đi” khi nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 dương tính hơn đã được xác nhận ở Thâm Quyến, nơi có cảng Yantian và Shekou.

Maersk cho biết: “Do các biện pháp tiếp tục được triển khai, tình trạng tắc nghẽn gia tăng và sự chậm trễ của tàu kéo dài tới 14 ngày tại cảng Yantian”.

MSC, hãng tàu quốc tế Thụy Sĩ, cho biết hôm thứ 4 rằng năng suất hoạt động tổng thể tại Yantian đã bị tác động bất lợi, có nghĩa là họ dự đoán rằng tình trạng chậm trễ cập bến tàu và tình trạng tắc nghẽn cảng sẽ tiếp tục trong ít nhất một tuần.

Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát Đương đại có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết: “Một số khách hàng đã phàn nàn rằng giá tìm nguồn cung ứng đá xây dựng từ Trung Quốc đã vượt quá giá từ châu Âu vì chi phí vận chuyển cao của các nhà sản xuất theo hợp đồng của Trung Quốc.”

Xu Gang, Phó chỉ huy trưởng lực lượng chống vi rút tại cảng, cho biết hôm thứ 5 rằng: “Năng lực xử lý hiện tại của cảng chỉ bằng 1/7 so với mức thông thường.”

Kevin Huang, một thương nhân có trụ sở tại Quảng Châu, cho biết các nhà xuất khẩu thiết bị gia dụng và phần cứng đều ước tính rằng đơn đặt hàng của họ có thể sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm.

Huang cho biết: “Các đơn đặt hàng được đặt với tỷ giá hối đoái thấp trong tháng 3 - khoảng 6,58, tuy nhiên tỷ giá này đã tăng lên 6,41 nhân dân tệ vào chiều thứ 6 vừa qua. Kết hợp với sự gia tăng đột ngột của nguyên liệu và chi phí vận chuyển, chúng tôi đã phải hủy một số đơn đặt hàng sau đó chuyển sang nó sang cho các nước Nam Á”.

Cho đến nay, 70 trường hợp nhiễm Covid-19 lây truyền tại địa phương đã được tìm thấy trên khắp tỉnh Quảng Đông, trong đó có 14 trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Hôm thứ 5, tỉnh Quảng Đông đã gia tăng các lệnh hạn chế, cấm hơn 320.000 cư dân rời khỏi nhà hoặc cộng đồng địa phương của họ.

Huy Hoàng

Tags:

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp