Kù Kao Khải: “Thiếu quê hương, phế bỏ võ công mình”

Thứ năm, 06/06/2019 09:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thần thoại Hy Lạp có một câu chuyện thật ý nghĩa: Antaeus, gã khổng lồ có sức mạnh vô địch mỗi khi chạm chân xuống mặt đất bởi mẹ gã là Gaia – nữ thần đất. Để đánh bại được Antaeus, Hercules đã phải tìm cách nhấc bổng Antaeus lên.

Có rất nhiều người giống như Antaeus, chỉ thực sự mạnh mẽ khi sống trên đất mẹ. “Thiếu quê hương, phế bỏ võ công mình” (Thơ Du Tử Lê). Kù Kao Khải là một nghệ sĩ như vậy.

Tại sao Khải ơi?!

“Mọi người hay hỏi Khải ơi vẫn cứ dậy trẻ con sao? Khải ơi vẫn quanh quẩn lũy tre làng à? Khải ơi phải lên đây với anh; phải ra đây mới phát triển được”.

Cũng bình thường khi mọi người gặp sẽ hỏi Kù Kao Khải như vậy. Một nghệ sĩ đã đạt được những ghi nhận cao nhất qua rất nhiều giải thưởng trong nước vẫn đang sống tại một miền quê lấn biển (Kim Sơn – Ninh Bình), vẫn hàng ngày lên lớp trường làng dạy tụi học sinh cấp 2 môn hội họa. Nhưng chỉ có gã mới biết rõ chả đời nào mình lại ra phố. Không bởi chỉ “nghe tiếng còi xe đã thấy nhức đầu”, mà như Antaeus lẽ nào chọn nhấc chân lên khỏi đất mẹ Gaia để tự phế bỏ võ công.

Kù Kao Khải

Kù Kao Khải

Vùng đất Kim Sơn cho gã tất cả. Về lại quê dạy học năm 2003. Gần 10 năm sau mới tìm được con đường nghệ thuật đích thực để theo đuổi. Suốt thời gian đó, những cái đục, cái cưa, tuýp sơn dầu, toan vải… và cả cơm ăn áo mặc hàng ngày đều được mua từ đồng lương thầy giáo trường làng. Và bọn trẻ con.

Chúng chính là hình ảnh Khải gần 30 năm trước. Khi đó cậu bé lớp 8 Trường cấp 2 Cồn Thoi đã nhen nhóm ngọn lửa ước mơ trở thành họa sĩ qua một lần làm báo tường. Nhân kỷ niệm ngày 22/12, cậu đã vẽ một bức tranh các chiến sĩ quân đội đang tập trận trên một tờ giấy to hơn các bạn, không đúng với kích thước của thầy giao mà lại được khen ngợi.

Kim Sơn là huyện được doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn biển hơn 2 thế kỷ trước. Đây là trung tâm của giáo xứ Phát Diệm. Người dân ở đây vừa trồng lúa, trồng cói, vừa đi biển, nuôi trồng thủy hải sản. Bởi vậy mà đất mẹ Kim Sơn mang trong mình trữ lượng văn hóa dân gian vô tận, để Kù Kao Khải đắm mình mà kể những câu chuyện quê. Gã định kể 100 câu chuyện quê, nhưng có gấp trăm lần nữa thì Kim Sơn cũng có đủ. Vậy tại sao phải đi đâu nữa?!

“Cá biển” – Đục gỗ, tô màu. Giải Tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, khu vực II, 2012.

“Cá biển” – Đục gỗ, tô màu. Giải Tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, khu vực II, 2012.

Bình thường thôi!

Mới gặp Khải thì sẽ có người thích người không. Vì nói… nhiều quá. Lại toàn chuyện nhảm nhí linh tinh. Hay bởi sống ở quê lâu thiếu người nói chuyện?! Nên cứ có cảm giác ông này nghệ sĩ mà cũng bình thường thôi. Đặc biệt nhất có khi chỉ là cái nghệ danh: Kù Kao Khải, nghe nó cứ Khù Khoằm.

“Chuyện quê” – Gỗ sơn, 2015.

“Chuyện quê” – Gỗ sơn, 2015.

Kù Kao Khải cũng tự nhận mình là một nghệ sĩ bình thường dù có chút gì đó riêng riêng trong nền mỹ thuật Việt Nam. Học sư phạm thì đi dậy là bình thường, lẽ đời giản dị thế. Vật vã mãi tìm ra con đường nghệ thuật sắp đặt những câu chuyện quê bằng tổng hợp chất liệu và loại hình nghệ thuật. Muốn làm được sắp đặt thì cũng phải trang bị đầy “võ công” điêu khắc, đồ họa chạm khắc, hội họa, tiếng động, chuyển động, lý luận. Chuyện quê bởi đó là những câu chuyện thuần Việt, giầu bản sắc và đơn giản vì nó là những câu chuyện bình thường hàng ngày trong cuộc sống của Khải.

“Chuyện quê” - Gỗ sơn, điêu khắc sắp đặt, 2013.

“Chuyện quê” - Gỗ sơn, điêu khắc sắp đặt, 2013.

Xuất thân nông thôn, trong một gia đình bình thường, Kù Kao Khải hiểu rõ con đường đi đến với nghệ thuật chuyên nghiệp khắc nghiệt như thế nào. Năng khiếu là một câu chuyện hồn nhiên và trẻ thơ. Chỉ có năng khiếu mà không chăm chỉ rèn luyện thì chẳng bao giờ có thể đỗ được các trường nghệ thuật. Bởi vậy mà Khải cũng chọn trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa để thi cho vừa sức, bởi tự biết mình cũng… bình thường thôi.

Ra trường, lưu lạc giang hồ học đủ võ công rồi như anh chàng Antaeus nhận ra không thể rời xa đất mẹ Gaia, Khải về quê để sống cuộc đời một thầy giáo nghệ sĩ bình thường. Cái triết lý bình thường của Khải, nhẹ như hơi thở mà không phải ai cũng ngộ, cũng theo được. Ngày ngày đi dậy, sáng tác. Cái xưởng nho nhỏ của Khải lúc nào cũng có tiếng cưa, tiếng đục. Bởi người nghệ sĩ chuyên nghiệp trước tiên phải là một người chăm chỉ lao động tạo ra những tác phẩm bình thường. Rồi một ngày hữu duyên, biết đâu kiệt tác sẽ xuất hiện!

Kù Kao Khải - Sinh năm 1978 / Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam

Giáo viên Trường THCS Kim Tân, Kim Sơn, Ninh Bình

Các giải thưởng:

- Giải chính thức (Nhất đồng hạng) Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2013.

- Giải Nhì (không có giải Nhất) Điêu khắc toàn quốc 10 năm tại Hà Nội năm 2013.

- Giải chính thức (Nhất đồng hạng) Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2014.

- Huy chương Đồng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015.

- Giải Nhất Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2017.

Trương Công

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa