Phía sau những bức ảnh báo chí chấn động nhất thế giới

Kỳ 4: “Kền kền chờ đợi” - hình ảnh tranh cãi và bi kịch của nhiếp ảnh gia

Thứ năm, 26/03/2020 14:32 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong số những bức ảnh báo chí được xem là chấn động nhất thế giới, có bức ảnh với tên gọi “Kền kền chờ đợi” (The Vulture and the Starving Child). Bức ảnh này ngay khi xuất hiện đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội và đẩy tác giả bức ảnh đến cái chết đầy bi kịch.

Sự kiện: nhiếp ảnh gia

Bài liên quan

Bức ảnh "Kền kền chờ đợi” ngay khi xuất hiện đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội và đẩy tác giả bức ảnh đến cái chết đầy bi kịch, cho dù bức ảnh được xem là đã phản ánh chân thực về sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan những năm đầu thập niên 1990, thậm chí được trao giải Pulitzer.

Phác họa đau xót về “nỗi đau Sudan”

"Kền kền chờ đợi” được xem là bức ảnh phản ánh chân thực về sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan những năm đầu thập niên 1990, thậm chí được trao giải Pulitzer.

Xung đột, hạn hán, chính trị bất ổn và suy thoái kinh tế nghiêm trọng… đã đẩy Sudan vào vòng quay bất tận của suy thoái và đói kém. Hàng triệu triệu người dân Sudan trong rất nhiều thập kỷ đã là nạn nhân của những nạn đói triền miên xảy đến nơi đất nước châu Phi này. Cảnh tượng người dân chết lả vì đói, những đứa trẻ mình gầy xác ve… một thời đã không còn là cảnh tượng hiếm thấy, nếu không nói là phổ biến tại Sudan. Đó thực sự là “nỗi đau” chua xót mà có lẽ không một người dân Sudan nào muốn nhắc tới, muốn tái diễn. Và bức ảnh “Kền kền chờ đợi” của Kevin Carter đã ghi lại thực tế đau xót ấy, phác họa lại nỗi đau ấy.

time-100-influential-photos-kevin-carter-starving-child-vulture-87

Bức ảnh được phóng viên ảnh Kevin Carter thực hiện vào một ngày tháng 3/1993. Thời điểm ấy, theo hồi ức của Kevin Carter, anh đến Sudan với mong muốn ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về cuộc nội chiến và nạn đói thảm khốc tại đây - những hình ảnh mà trong nhìn nhận của anh là còn quá ít ỏi thời điểm đó, nó khiến phần còn lại của thế giới xao nhãng mà quên mất rằng tại một nơi nào đó trên thế giới đang ngày càng phát triển này, vẫn còn đó những con người phải bất lực chấp nhận mất đi mạng sống của mình chỉ vì… thiếu ăn.

Đau đớn, trăn trở trước bi kịch của Kevin, 7 năm sau, năm 2011, phóng viên người Tây Ban Nha Alberto Rojas quyết định trở lại Sudan tìm lại những nhân chứng liên quan để làm rõ thêm sự việc. Alberto đã gặp trực tiếp bố của đứa bé trong bức ảnh, thực ra đó là một cậu bé tên Kong Nyong. Người bố cho hay, con trai ông đã sống sót được qua nạn đói nhưng đã chết vào năm 2007 vì bị sốt rét. Alberto cũng nói thêm rằng khi bức ảnh được chụp, gia đình em bé đang xếp hàng để lấy lương thực cứu hộ gần đó.

Trên đường tác nghiệp, tới một khu vực có tên gọi làng Ayod, Kevin và đồng nghiệp bất ngờ bắt gặp một cảnh tượng họ chưa từng tưởng tượng một lần trong đời: một đứa trẻ gầy gò bé nhỏ đến mức thân hình chỉ còn da bọc xương, không thể đoán tuổi đang cố gắng bò, không, nói đúng hơn là gắng gượng, lấy hết chút sinh lực cuối cùng, lê lết trên cánh đồng khô cháy để tới một nơi mà sau đó Kevin được biết là một trạm cung cấp thực phẩm. Xa xa, phía sau là một con kền kền đang khom mình chăm chú nhìn đứa trẻ, như đợi chờ một miếng mồi ngon. Bản năng của một phóng viên ảnh đã giúp Kevin ngay lập tức nhận diện rằng đó thực sự là khoảnh khắc đắt giá nhất, chân thực nhất để phản ánh về cái gọi là “sự thảm khốc của nạn đói”. Thế nên, trong suy nghĩ của Kevin, phải bằng mọi cách chớp lấy khoảnh khắc một đi không trở lại này.

Ngày 26/3/1993, bức ảnh được đăng tải trên tờ New York Times và một năm sau, “Kền kền chờ đợi” đã mang lại cho Kevin giải thưởng Pulitzer danh giá.

Tuy nhiên, vinh quang ấy cũng là điểm bắt đầu cho bi kịch khủng khiếp cho chính cuộc đời Kevin Carter.

“Cái giá phải trả cho việc tác nghiệp bằng mọi giá”

Đó là “thông điệp” đầy bức xúc của những người thuộc làn sóng chỉ trích Kevin Carter thời điểm đó. Sự bức xúc vỡ òa khi câu chuyện hậu trường tác nghiệp bức ảnh được đồng nghiệp của Kevin Carter hé lộ sau đó, rằng Kevin đã chờ đợi tới 20 phút chỉ để có được khung hình tác nghiệp mà anh cho là “đắt giá nhất”. 20 phút ấy đã bị những người chỉ trích cho rằng đó hoàn toàn có thể là 20 phút giết người, 20 phút vô cảm, rằng thay vì mất tới chừng ấy thời gian để nắn nót ống kính của mình, phục vụ cho “mưu đồ” tác nghiệp của mình, Kevin Carter hoàn toàn đã có thể chạy đến bên đứa bé đang gần như chết lả đi vì mệt, vì đói.

Sự bức xúc lớn đến mức ngay sau khi bức ảnh được đăng tải, BBT tờ New York Times đã nhận được vô số phản hồi từ độc giả yêu cầu được biết số phận của đứa trẻ trong bức hình. Tuy nhiên, cả tòa soạn và Kevin chỉ có thể biết được rằng đứa trẻ có thể đã vào được trung tâm cứu trợ nhưng không chắc là bé được cứu sống. “Phóng viên ảnh nói rằng sau khi con kền kền bị đuổi đi, cô bé đã phục hồi được một chút sức lực để tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Tuy nhiên chúng tôi không rõ cô bé có thật sự đến được trung tâm cứu trợ hay không” - thông báo phản hồi của tờ New York Times càng như “đổ dầu vào lửa”, khiến dư luận càng bức xúc. “Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường” - tờ St Petersburg Times đã không ngần ngại dùng những lời lẽ nặng nề nhất chỉ đích danh Kevin Carter. Sự chỉ trích nhận được sự tán đồng từ rất nhiều độc giả từ nhiều tầng lớp, nhiều quốc tịch. Lời phân bua của người bạn tác nghiệp cùng Kevin ngày đó, rằng anh đã “vừa chạy vừa gạt nước mắt, bị quẫn trí…” đã không được dư luận chấp nhận.

Không chịu nổi áp lực dư luận, 3 tháng sau khi nhận giải Pulitzer, Kevin đã buộc phải chọn tới giải pháp tự kết liễu cuộc đời mình để chấm dứt mọi đau khổ, mọi dằn vặt, mọi áp lực, chỉ trích nặng nề. “Tôi thật sự, thật sự xin lỗi. Nỗi đau trong cuộc sống này đã đè nén đến mức niềm vui chẳng còn tồn tại. Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động đến mức đáng sợ về chết chóc, những thi thể, sự giận dữ và nỗi đau…” - Kevin đã trải lòng mình trong bức thư tuyệt mệnh, cầu xin sự tha thứ, khoan dung cuối cùng.

Một bức ảnh cũng về trẻ em, cũng phản ánh nạn đói và cũng hứng chịu nhiều chỉ trích là bức ảnh của Mike Wells, nhiếp ảnh gia người Anh, về nạn đói ở Uganda năm 1980. Bức ảnh bàn tay em bé Uganda trong tay một người da trắng được giải thưởng ảnh báo chí thế giới nhưng cũng khiến nhiều người chỉ trích vì cho rằng có yếu tố phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, hình ảnh đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc cũng nhen trong lòng ta ngọn lửa hy vọng về lòng nhân ái, về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.

Hà Anh

Tags:

Tin khác

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

(CLO) Ít nhất 20 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn tại một căn cứ quân sự phía tây nước này, theo Thủ tướng Hun Manet cho biết vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

(CLO) Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng ít nhất 5 người thiệt mạng và 33 người bị thương trong trận lốc xoáy xảy ra vào thứ Bảy ở Quảng Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông vốn đang phải ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng.

Thế giới 24h
Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h