Kỳ họp ABAC III: Cơ hội Việt Nam thể hiện là “điểm sáng” đầu tư quốc tế

Thứ ba, 12/07/2022 18:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đăng cai Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) sẽ giúp thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững. Đây cũng là dịp để Việt Nam thể hiện là “điểm sáng” của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới”.

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại cuộc họp báo giới thiệu Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), ngày 12/7.

Theo Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam Phạm Tấn Công, năm 2022 Thái Lan giữ vai trò Chủ tịch APEC và ABAC, để khuyến khích sự giao lưu trực tiếp giữa các thành viên thời kỳ hậu COVID nên chủ trương phục hồi họp trực tiếp, hạn chế họp trực tuyến.

ky hop abac iii co hoi viet nam the hien la diem sang dau tu quoc te hinh 1

Toàn cảnh họp báo giới thiệu Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC

Tuy nhiên, do Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách “zero COVID”, nên Kỳ họp ABAC III không thể tổ chức tại Trung Quốc như dự kiến. Vì vậy, Chủ tịch ABAC 2022 là Thái Lan đã đề nghị ABAC Việt Nam giúp đăng cai tổ chức Kỳ họp III của ABAC trong tháng 7/2022.

“Đây là thách thức không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định, quảng bá thành tựu trong cuộc chiến chống COVID-19, cũng như trong phục hồi, phát triển kinh tế”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết.

Được tổ chức trong thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC là một sự kiện có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng.

Kỳ họp được tổ chức tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh). Theo dự kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và có bài phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp vào sáng 27/7.

Tham dự sự kiện sẽ có khoảng 200 đại biểu doanh nghiệp của 21 nền kinh tế APEC, hiện nay đã có trên 130 đại biểu đăng ký đến Hạ Long dự họp trực tiếp, chỉ có 1 số ít dự họp trực tuyến.

Trong số đại biểu đến Việt Nam, có lãnh đạo của các tập đoàn lớn hàng đầu khu vực và thế giới cùng lãnh đạo của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư uy tín và có ảnh hưởng lớn trong khu vực.

ky hop abac iii co hoi viet nam the hien la diem sang dau tu quoc te hinh 2

Đăng cai kỳ họp ABAC III là cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định, quảng bá thành tựu trong cuộc chiến chống COVID-19, cũng như trong phục hồi, phát triển kinh tế.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đánh giá cao chương trình nghị sự của Kỳ họp ABAC III năm nay, với chủ đề “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable) - với mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững.

Những chủ đề được thảo luận trong Kỳ họp lần này là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu.

Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng phụ trách Tài chính, các Bộ trưởng phụ trách Thương mại, các Thống đốc Ngân hàng và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan.

Sự kiện này cũng góp phần nâng cao vị thế Viêt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung. Có tác dụng hỗ trợ cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc vận động quốc tế để Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC năm 2027.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô