(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình nhấn mạnh: Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV sẽ tập trung vào công tác lập pháp và xây dựng thể chế, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong việc xây dựng luật pháp.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào 20/10/2021.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, về nội dung kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV căn cứ quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, kết luận của UBTVQH, dự kiến gồm các nội dung: Xem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, dự thảo Nghị quyết về Định hướng công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Xem xét, cho ý kiến 5 dự án Luật gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Về các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác: Xem xét các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022; Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Xem xét, quyết định: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2025. Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021.
Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; UBTVQH báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Xem xét thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp (nếu có). Các báo cáo gửi đại biểu tự nghiên cứu.
Về một số nội dung khác có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm thực thi các cam kết có liên quan của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP (có hiệu lực bắt đầu từ 14/1/2022) tại kết luận phiên họp thứ 57 (tháng 6/2021), UBTVQH đã đề nghị Chính phủ làm việc với Tòa án nhân dân tối cao để thống nhất phương án xử lý; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự thì phối hợp chuẩn bị kỹ hồ sơ theo quy định, báo cáo UBTVQH trước khi trình Quốc hội. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ vẫn chưa có đề nghị cụ thể.
Về hai dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên - Huế và Thanh Hóa, Chính phủ đã gửi hồ sơ đề nghị trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 2. Trên cơ sở ý kiến của cơ quan của Quốc hội, UBTVQH đã đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đầy đủ của các nghị quyết để gửi cơ quan thẩm tra và trình UBTVQH xem xét tại phiên họp tháng 9/2021. Sau khi xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2.
Đối với một số địa phương khác đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất ban hành nghị quyết cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, nếu Chính phủ kịp chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết thì UBTVQH sẽ xem xét việc bổ sung vào dự kiến Chương trình kỳ họp thứ 2.
Đối với một số báo cáo hằng năm theo quy định của pháp luật (gửi đại biểu tự nghiên cứu), Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho phép: Trình Quốc hội Báo cáo (lần thứ 3) về kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan đến trẻ em tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) thay vì tại kỳ họp thứ 2 để bảo đảm sự thống nhất về số liệu theo niên độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (từ 15/12 năm trước liền kề đến ngày 14/12 của năm sau). Dừng việc thực hiện Nghị quyết số 18/2011/QH13 của Quốc hội, (Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã nhất trí với đề nghị trên). Đồng thời, đề nghị dừng việc Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết trên.
Tổng Thư ký đề nghị UBTVQH xem xét, đồng ý với các đề nghị nêu trên; đồng thời đề nghị Chính phủ lưu ý rà soát các nội dung cần xin Quốc hội cho dừng việc báo cáo theo định kỳ để trình UBTVQH xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2 tới.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV sẽ tập trung vào công tác lập pháp và xây dựng thể chế, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong việc xây dựng luật pháp.
Về phương thức tổ chức kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần có nhiều phương án; trong đó phương án vừa trực tuyến vừa trực tiếp có thể xem xét. Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn những vấn đề được nhân dân và cử tri quan tâm.
(CLO)Cơn bão số 3 gây thiệt hại cho tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 20,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình sau bão mới là mối lo đối với người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động tối đa lực lượng, sẵn sàng cơ động tham gia ứng phó với mưa lũ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,… cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Cao Bằng tập trung cứu chữa người bị thương; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thiệt hại thêm về người; tập trung tìm kiếm người mất tích; lo mai táng cho những nạn nhân thiệt mạng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tự lực, tự cường của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sự chia sẻ của 2 địa phương với ngân sách trung ương và các địa phương khó khăn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
(CLO) Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.