Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc gia tăng nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ bảy, 01/01/2022 13:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt hãng vận tải biển thông báo tạm ngừng cung cấp các dịch vụ tại Trung Quốc trước thềm kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2022, nguy cơ đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.

ky nghi tet nguyen dan cua trung quoc gia tang nguy co gian doan chuoi cung ung toan cau hinh 1

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là trung tâm quan trọng của ngành vận tải biển. Ảnh: South China Morning Post.

Theo Business Insider, khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm nay càng trầm trọng hơn do hai yếu tố. Đầu tiên, Tết Nguyên đán năm nay rơi vào ngày 1/2/2022 - sớm hơn 12 ngày so với năm 2021.

Tại các trung tâm sản xuất phía Nam Trung Quốc, hầu hết là các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển tư nhân, kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán sẽ diễn ra sau hai tuần tới. Do đó, các hãng vận chuyển hàng đầu thế giới, bao gồm Ocean Network Express và Hapag-Lloyd, đã tạm dừng đặt hàng container mới đến các cảng nhỏ hơn ở Nam Trung Quốc.

Việc tạm dừng các dịch vụ trung chuyển lâu hơn bình thường có thể tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, vì hàng hóa đến và đi từ các cảng nhỏ hơn của Trung Quốc có thể tăng sớm hơn bình thường.

Lars Jensen, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Vespucci Maritime cho biết: “Một số trong số các tuyến vận chuyển có thể đã được chuyển hướng sang vận tải đường bộ khi công suất của tàu trung chuyển suy giảm, điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm công suất bộ đối với các chủ hàng thường chỉ sử dụng dịch vụ tại các cảng lớn trong khu vực”.

Thiếu lao động

Ngoài ra, như Bloomberg đã đưa tin vào tháng 11, chính sách “Covid-zero” của Trung Quốc khiến các thủy thủ phải cách ly dài ngày hơn so với thông thường trước khi họ có thể quay trở lại đất liền, dẫn đến thiếu lao động.

Trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, Trung Quốc đã cấm thay người đối với các thủy thủ đoàn nước ngoài và áp dụng lệnh cách ly bắt buộc 7 tuần với thuyền viên nước này khi về nước.

Cụ thể, các thuyền viên người Trung Quốc sẽ phải cách ly 3 tuần trước khi trở về nước, thêm hai tuần nữa khi cập cảng và hai tuần cách ly cuối tại địa phương trước khi đoàn tụ với gia đình.

Đối với các tàu đã bổ sung thuyền viên ở nơi khác, họ sẽ phải đợi hai tuần mới được phép cập cảng Trung Quốc.

Để tuân thủ, các chủ tàu và quản lý đã phải định tuyến lại hành trình, trì hoãn các chuyến hàng và thay đổi thủy thủ đoàn, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

“Các hạn chế của Trung Quốc gây ra nhiều thách thức”, ông Guy Platen – Tổng thư ký của Phòng Vận chuyển Quốc tế, đại diện cho các chủ tàu và nhà khai thác, chia sẻ. “Bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động tàu đều tác động đến chuỗi cung ứng và gây ra gián đoạn thực sự”.

Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã trở thành trung tâm quan trọng của ngành vận tải biển. Đây cũng là quốc gia cuối cùng áp dụng chính sách “Zero Covid”, và ngày càng siết chặt hơn.

Kêu gọi chính phủ dỡ bỏ hạn chế

Các nhà quản lý và điều hành tàu đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc nới lỏng các lệnh cấm và nên ưu tiên cho các thủy thủy đoàn và ngành hàng hải, nếu không nguy cơ gián đoạn sẽ ngày càng gia tăng.

“Trọng tâm chính của các cảng nước này vẫn là cách ly và đảm bảo sức khỏe”, ông Terence Zhao, CEO Singhai Marine Services, một trong những hãng cung cấp thủy thủ đoàn lớn nhất Trung Quốc, nhận định. “Các quy định thường xuyên thay đổi, tùy thuộc vào tình hình Covid tại địa phương”’.

Tuy vậy, một vài người cho rằng các quy định quá khắt khe và cứng nhắc. Trong một số trường hợp các thuyền viên cần cấp cứu khẩn cấp, họ cũng không được chăm sóc tại đất liền.

“Trung Quốc là vấn đề lớn”, ông Bjorn Hojgaara, CEO công ty quản lý tàu Anglo-Eastern Univan Group kiêm Chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Hồng Kông, nhấn mạnh. “Họ đang làm rất tốt việc kiểm soát dịch bệnh, nhưng cái giá phải trả là không cho thuyền viên vào. Ngay cả các thuyền viên Trung Quốc đôi khi cũng không thể quay trở lại nước”.

Hoạt động tại Trung Quốc đã trở thành thách thức ngay cả đối với các nhà khai thác lớn nhất, trong đó có Cargill. “Có những trường hợp chậm trễ diễn ra trong vài giờ, nhưng cũng có lúc kéo dài đến vài ngày”, Eman Abdalla, Giám đốc chuỗi cung ứng và hoạt động toàn cầu của hãng Cargill, cho biết. Công ty này đã có những tàu hàng phải chịu phí trễ hạn.

Euronav, một trong những chủ sở hữu tàu chở dầu lớn nhất thế giới, đã chi khoảng 6 triệu USD để xử lý các sự cố gián đoạn liên quan đến cuộc khủng hoảng thay đổi thuyền viên, bao gồm cách ly và chi phí đi lại cao hơn.

“Trước đây, việc luân chuyển thủy thủ đoàn ở Trung Quốc khá dễ dàng. Bây giờ, về cơ bản là không thể”, Giám đốc điều hành Hugo De Stoop cho biết.

Chi phí tăng đẩy giá vận chuyển leo thang. Giá vận chuyển một số container cao nhất được ghi nhận ở mức 9.146 USD/container 40 feet vào ngày 18/11, tăng gấp 6 lần so với mức trung bình 5 năm tính đến năm 2019. Giá vận chuyển bằng tàu chở dầu và tàu chở hàng rời thì tăng không đáng kể.

Các chủ tàu cũng thừa nhận họ đang phải xoay xở trước các lệnh hạn chế của Trung Quốc bằng cách chuyển gánh nặng cho thuyền viên. Ông Hojgaard nói nước này không cho phép quá 3 thủy thủ người Trung Quốc trên một chuyến tàu cập bến. Vì vậy, thời gian trở về nhà của họ có thể kéo dài hàng tháng.

Theo một cuộc khảo sát mới của Oxford Economics với 148 doanh nghiệp từ 18/10 – 29/10, gần 80% dự báo cuộc khủng hoảng nguồn cung vẫn có nguy cơ tệ đi. Dù vậy, phía Trung Quốc thì phát tín hiệu rằng họ sẽ không nới lỏng các quy tắc chống dịch.

“Trung Quốc quyết tâm đạt được ‘Zero Covid’ và họ sẽ không nới lỏng các quy định. Họ thậm chí có thể tăng cường vào dịp Thế vận hội mùa đông diễn ra vào tháng 2 năm sau”, ông Terence Zhao nhận định.

Hương Vũ (Business Insider)

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp