Kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: Đảm bảo chặt chẽ, nhưng có độ mở

Thứ năm, 14/03/2024 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng tại cuộc họp vào ngày 14/3 về thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế, Hội đồng Y khoa Quốc gia, các địa phương, bệnh viện tuyến Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học...  bàn về quyết định thay thế Quyết định số 956/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, về cơ sở pháp lý, bám sát chỉ đạo của Nghị quyết số 20-NQ/TW, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), sau 3 năm thực hiện Quyết định số 956/QĐ-TTg đã bộc lộ một số nội dung bất cập cần sửa đổi, điều chỉnh, như loại hình tổ chức hoạt động chưa được xác định cụ thể;

Chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, chưa phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); chưa quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Hội đồng, Ủy viên Hội đồng, ban chuyên môn giúp việc;..

ky thi danh gia nang luc hanh nghe kham benh chua benh dam bao chat che nhung co do mo hinh 1

Kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần khoa học, thuận tiện để bác sĩ yên tâm công tác (ảnh minh họa - nguồn internet).

Theo đó, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng (thay thế Quyết định số 956/QĐ-TTg) gồm 5 điều, trong đó xác định Hội đồng là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng đặt tại Hà Nội.

Về kinh phí hoạt động, trong giai đoạn đầu (dự kiến 5 năm), kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán ngân sách Nhà nước của Bộ Y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Sau khi ổn định tổ chức, hoạt động và có nguồn thu, Hội đồng từng bước bảo đảm kinh phí hoạt động...

Hội đồng có 5 nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội-nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; ban hành công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Hội đồng có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, cơ sở y tế, trường đại học y khoa… tập trung trao đổi, thảo luận về mô hình tổ chức, hoạt động của Hội đồng trong mối quan hệ với các cơ sở đào tạo y khoa, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; phương thức tổ chức các kỳ thi đánh giá…

Đề xuất phân cấp cho các bệnh viện và cơ sở y tế bởi "không đâu sát bằng các đơn vị sử dụng lao động", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng: "Có thể có những kỳ thi chung kiểm tra kiến thức bằng các bộ công cụ, không tốn kém.

Tuy nhiên, khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi này phải đánh giá kỹ năng, năng lực và đạo đức nghề nghiệp, nên cần phân cấp mạnh mẽ xuống các bệnh viện, cơ sở y tế. Khi đó, hội đồng chuyên môn thẩm định từ các cơ sở y tế đưa lên, tập hợp lại để xét duyệt khâu cuối cùng".

Đồng quan điểm, đại diện Bộ Nội vụ đề nghị nghiên cứu và quy định cụ thể hơn về việc chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với từng chức danh tại các thời điểm theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam… cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng là chỉ đạo, tổ chức xây dựng bộ công cụ đánh giá chuẩn năng lực chung cho cả nước, huy động sự tham gia của các trường đại học y khoa, bệnh viện đầu ngành, hội nghề nghiệp... Việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực (lý thuyết, thực hành) cần linh hoạt, tổ chức tại các trường đại học, bệnh viện đáp ứng được yêu cầu cơ sở vật chất.

Trên cơ sở bám sát Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 20), Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã thể chế hóa chủ trương, chính sách mang tính đổi mới, đột phá trong lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng yêu cầu, việc thành lập Hội đồng phải tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 20 và yêu cầu của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã thể chế hóa chủ trương, chính sách mang tính đổi mới, đột phá trong lĩnh vực y tế. Trong đó, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trong đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được nâng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế, hài hòa với đặc thù của Việt Nam. Do đó, cần điều chỉnh quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng.

Với yêu cầu hoạt động thực chất, hiệu quả, đơn giản, Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá chuẩn mực, khả thi, phù hợp với hệ thống y tế Việt Nam; quy trình, thủ tục tiếp nhận, công nhận tiêu chuẩn đánh giá quốc tế; kết hợp giữa các kỳ thi đánh giá năng lực quốc gia và phân cấp cho các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh; quy trình đánh giá các trường hợp đặc biệt; phân cấp… bảo đảm khoa học, chặt chẽ, nhưng có độ mở, linh hoạt.

Bên cạnh đó, Hội đồng cần khẩn trương xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn các trường đại học y khoa, bệnh viện... đủ điều kiện tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cả về lý thuyết và thực hành, theo hướng hình thành hệ thống đánh giá chất lượng nhân lực y tế trên cả nước, tạo thuận lợi cho cán bộ y tế không phải đi xa, tập trung ở các thành phố lớn.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, khi thành lập các hội đồng đánh giá năng lực người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có sự tham gia của đại diện cơ sở thực hành, cơ sở đào tạo, hiệp hội, cơ quan quản lý…; giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thống nhất mô hình tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách... của Hội đồng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe