Tranh luận về cồn nội sinh, Bộ Y tế tham vấn ý kiến của chuyên gia Tổ chức y tế thế giới

Thứ sáu, 08/03/2024 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo khoa học ở một số người bị bệnh liên quan đường tiêu hóa có thể phát sinh cồn nội sinh, tuy nhiên số đó ít, cho nên người dân cần tuân thủ quy tắc đã dùng rượu bia không được lái xe.

Hiện nay, có nhiều tranh luận xung quanh việc có người không dùng rượu bia nhưng khi thử nồng độ cồn trong hơi thở vẫn có, tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp.

Trước vấn đề này, Cục Quản lý khám chữa bệnh và một số đơn vị được Bộ Y tế đã tham vấn ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia về tình huống nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia.

tranh luan ve con noi sinh bo y te tham van y kien cua chuyen gia to chuc y te the gioi hinh 1

Cần tuân thủ không dùng rượu bia khi lái xe (ảnh Quang Hùng).

Nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đang tham vấn ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ sở khám chữa bệnh và các nhà chuyên môn về nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể người, còn gọi là cồn nội sinh.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng giao Vụ Pháp chế phối hợp với một số đơn vị thuộc bộ nghiên cứu các nội dung liên quan quy định nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Trước đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: Nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

"Thời gian qua cũng có một số ý kiến lo ngại về quy định hiện hành về nồng độ cồn với người lái xe là 0, trong khi có một số trường hợp có nồng độ cồn nội sinh, hoặc nồng độ cồn phát sinh sau ăn một số loại thực phẩm thông thường, kể cả trái cây, thuốc, thức ăn lên men, sản phẩm chứa cồn... nên Bộ Y tế đang hỏi ý kiến về tình huống này"- một chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ.

Khi có ý kiến của WHO và các chuyên gia về cồn nội sinh, Bộ Y tế sẽ có những kiến nghị sửa đổi phù hợp.

Tuy nhiên, về mặt khoa học cho thấy, tất cả trường hợp cồn nội sinh là người bị bệnh, phổ biến là người bị bệnh cấu trúc đường tiêu hóa, như phẫu thuật, bệnh lý đường tiêu hóa, đường mật, loạn khuẩn ở đường tiêu hóa, xơ gan, đái tháo đường... Người khỏe mạnh không có hiện tượng này.

"Người dân không phải quá lo lắng, bởi những người bị bệnh như vậy có cồn nội sinh rất ít, hãn hữu. Nghĩa là tỉ lệ người có hiện tượng cồn nội sinh trong cộng đồng là rất thấp"- chuyên gia này nói.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nồng độ cồn bằng 0 đối với người lái ôtô, với người lái xe máy là không quá 0,05 mg/100 ml khí thở. Khi xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu bia và có hiệu lực giữa năm 2019, quy định này được giữ nguyên.

Tại mục 60 trong Quyết định số 320 ngày 23-1-2014 của Bộ trưởng Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. 

Theo đó, tại điểm 4 "nhận định kết quả" có ghi: Trị số thường: dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml); Ethanol từ 10,9 - 21,7 mmol/lít: biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; nồng độ 21,7 mmol/lít: biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; nồng độ 86,8 mmol/lít: có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Đại diện Bộ Y tế cho biết nội dung trên tại quyết định số 320/QĐ-BYT là sự phân loại về chuyên môn y tế các mức, ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho phép trong máu có nồng độ cồn dưới 0,5 mg/ml (dưới 10,9 mmol/lít) được coi là cồn tự nhiên trong cơ thể.

Hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét lần đầu đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Liên quan các hành vi bị cấm tại khoản 1, điều 8 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Ngoài một số ý kiến băn khoăn về nồng độ cồn nội sinh thì nhiều ý kiến đồng tình với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn (tức là nồng độ cồn bằng 0) với tài xế.

Qua thông tin trên có thể thấy, việc có quy định giới hạn về nồng độ cồn cũng không thể thay đổi quy định uống rượu bia được lái xe. Không thể có chuyện uống ít rượu bia cũng có thể lái xe. Vì thế, người dân nên tuân thủ tuyệt đối đã uống rượu bia thì không được lái xe nếu không sẽ bị xử phạt, thậm chí đẩy bản thân vào hoàn cảnh có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như không tuân thủ quy định trên.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe