Kỳ vọng Trung Quốc 'giải cứu' kinh tế thế giới khỏi suy thoái

Thứ hai, 15/05/2023 14:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính sách của Bắc Kinh đã giúp phương Tây phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, lần này, quá trình phục hồi hậu Covid-19 của Trung Quốc còn chắp vá và các vấn đề địa chính trị khiến nước này khó có thể ngăn chặn suy thoái toàn cầu, DW đưa tin.

Khi phần còn lại của thế giới đang mấp mé bên bờ vực suy thoái, điều mà các nhà hoạch định chính sách phương Tây không mong muốn nhất là Trung Quốc, động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có một sự phục hồi không như ý muốn.

Sau khi dỡ bỏ quản lý kiểm dịch Covid-19 kéo dài hồi tháng 12, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được cho là chưa thể hiện được sức mạnh và tiềm lực kinh tế vốn có.

ky vong trung quoc giai cuu kinh te the gioi khoi suy thoai hinh 1

Ảnh minh họa: DW.

Trong tháng 4, nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, ở mức 7,9%, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn là 8,5% so với 14,8% trong tháng 3. Cùng tháng đó, giá tiêu dùng cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm, trong khi giảm phát tại nhà máy - giá do các nhà bán buôn công nghiệp của Trung Quốc đưa ra - ngày càng sâu.

Ngoài ra, các khoản vay ngân hàng mới đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến vào tháng 4, với việc các bên cho vay mở rộng 718,8 tỷ nhân dân tệ (104 tỷ USD/94,5 tỷ euro) cho các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ trong tháng, chưa bằng 1/5 so với tháng 3.

Kỷ nguyên vàng của Trung Quốc đã kết thúc?

Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào tuần trước cho thấy trong quý 1/2023, GDP của Trung Quốc đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất trong một năm.

Các nhà kinh tế và các nhà quan sát cho rằng đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ hỗ trợ các nền kinh tế khác, cho thấy vai trò của nước này trong việc tạo thêm động lực cho nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ.

Kelvin Chisanga, một nhà kinh tế người Zambia, cho rằng khởi đầu tích cực của nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay báo trước những triển vọng sáng cho nền kinh tế các quốc gia khác trên thế giới, Tân Hoa Xã đưa tin.

ky vong trung quoc giai cuu kinh te the gioi khoi suy thoai hinh 2

Sau sự bùng nổ xây dựng khổng lồ, các tài sản không bán được của Trung Quốc đang đè nặng lên thị trường nhà ở và kìm hãm sự tăng trưởng chung. Ảnh: DW,

Chuyên gia Chisanga cho biết đà phục hồi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dần khắc phục những tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, đồng thời khen ngợi khả năng phục hồi của Trung Quốc trong việc ứng phó các thách thức.

Tuy nhiên, Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Phương Đông và châu Phi có trụ sở tại London, cho biết: “Nền kinh tế Trung Quốc sẽ bùng nổ nhưng chắc chắn khó quay trở lại thập kỷ vàng son của những năm 2010 khi tăng trưởng ở mức hai con số”.

Theo các chuyên gia, nếu Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm dự kiến ở các nền kinh tế khác trên thế giới.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu chỉ ra quá trình phục hồi của nước này không đồng đều. Lạm phát thấp nhất trong 18 tháng qua của Trung Quốc cho thấy nhu cầu tại đất nước tỷ dân vẫn yếu.

Cụ thể, theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Trung Quốc chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, giảm từ mức tăng 1% của tháng 2.

Gói kích thích khổng lồ của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008/09 đã giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi, một phần là do nhu cầu của quốc gia châu Á này đối với nguyên liệu thô nhập khẩu cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Chuyên gia Tsang cho rằng những nhà hoạch định chính sách phương Tây đang cầu nguyện cho Trung Quốc phục hồi nền kinh tế của họ bây giờ sẽ cần phải "nhìn vào thực tế kinh tế và chính trị hiện tại”.

Mối đe dọa khiến Trung Quốc bị dè chừng

“Căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ dẫn đến một cơn địa chấn,” Pushan Dutt, giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh INSEAD ở Singapore, chia sẻ với DW.

"Các công ty đa quốc gia sẽ rời khỏi Trung Quốc, thị trường xuất khẩu của họ sẽ bị đóng cửa và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng”, chuyên gia nhận định.

ky vong trung quoc giai cuu kinh te the gioi khoi suy thoai hinh 3

Mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc ngày càng rạn nứt. Ảnh minh họa: Internet.

Căng thẳng thương mại từ thời cựu Tổng thống Trump giữa Bắc Kinh và Washington cũng kéo dài qua chính quyền của hiện tại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thuế quan “ăn miếng trả miếng” là động lực khiến Nhà Trắng ban bố lệnh trừng phạt đối với một số công ty và quan chức Trung Quốc. Washington thậm chí còn hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) vì lý do an ninh quốc gia.

"Chính sách đối ngoại quyết đoán mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình áp đặt đã khiến Mỹ và các nước phương Tây khác bắt đầu tách rời hoặc giảm thiểu rủi ro trong các liên kết kinh tế với Trung Quốc, có nghĩa là yếu tố chính trước đây hỗ trợ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang suy yếu”, Tsang lưu ý.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang ngày càng coi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích của họ.

Thường được mệnh danh là "Con đường tơ lụa mới", sáng kiến này là khoản đầu tư trị giá 840 tỷ đô la (771 tỷ euro) vào đường xá, cầu, cảng và bệnh viện tại hơn 150 quốc gia. Mối lo ngại đang gia tăng rằng dự án đã dụ các nước đang phát triển vào bẫy nợ với những khoản vay khổng lồ, không thể chi trả được trong khi làm suy yếu mối quan hệ của họ với các nước phương Tây.

Bắc Kinh ưu tiên 'tăng trưởng chất lượng'

Một lý do khác cho sự phục hồi kém xuất sắc của Trung Quốc là kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh nhằm đưa nền kinh tế lên cao hơn trong chuỗi giá trị, ưu tiên chất lượng hơn là số lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, những cải cách này cần có thời gian để chứng minh.

ky vong trung quoc giai cuu kinh te the gioi khoi suy thoai hinh 4

Ảnh minh họa: Internet.

Chuyên gia Dutt cho biết: “Trung Quốc đang cố gắng thiết kế một sự chuyển đổi từ một nhà sản xuất cấp thấp sang trở thành "ông lớn" trong các ngành công nghiệp của tương lai (trí tuệ nhân tạo, người máy, chất bán dẫn, v.v.)”.

Ông nói thêm: "Khi nước này rời xa các ngành công nghiệp nặng do các công ty nhà nước thống trị để hướng tới đổi mới và tiêu dùng trong nước, thì tăng trưởng chậm lại là một "hệ quả tất yếu".

Đồng thời, IMF đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới, đóng góp khoảng 22,6% vào tổng tăng trưởng thế giới, so với chỉ 11,3% của Hoa Kỳ.

Trong khi nhu cầu phương Tây chậm lại sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Trung Quốc, nền kinh tế trong nước vẫn có nhiều điều đáng mừng, đặc biệt là do nhu cầu bị dồn nén sau ba năm phong tỏa do COVID.

Dutt nói với DW: “Người tiêu dùng Trung Quốc đã tích lũy được 2,6 nghìn tỷ đôla tiền tiết kiệm vượt mức trong thời kỳ đại dịch.

Điệp Nguyễn (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ 'lo lắng'

Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ "lo lắng"

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì chúng đã trở nên tốt hơn, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động ngăn chặn đối thủ mạnh xâm nhập vào thị trường nội địa nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp