Lạ mắt cảnh trai tráng mặc váy rước nước tại lễ hội đình Chèm

Thứ hai, 13/06/2022 21:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội đình Chèm cho đến nay vẫn giữ được nhiều nét truyền thống độc đáo, trong đó có nghi thức đội phù giá mặc quần chèo rước nước về từ sông Hồng.

Lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch, để tưởng nhớ đến công lao của Đức thánh Lý Ông Trọng.

Theo truyền thuyết, Đức thánh Lý Ông Trọng là người quận Giao Chỉ, vóc dáng cao to lạ thường, thông minh, tài giỏi. Đức thánh đã sang nước Tần, làm quan trấn thủ đất Lâm Thao, chống lại quân Hung Nô. Khi tuổi cao, Ngài về nước an hưởng tuổi già và mất tại làng Chèm. Từ đó, người dân nơi đây thờ phụng, coi Ngài là Thành hoàng, tin rằng Đức thánh luôn phù hộ cho đất nước và dân làng.

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 1

Nghi lễ đặc trưng rước nước tại lễ hội đình Chèm. Ảnh: TPO

Từ xa xưa, lễ hội đình Chèm có nhiều nghi lễ đặc trưng như: Lễ rước nước trên sông Hồng, rước văn, tắm tượng thánh…

Lễ rước nước bắt đầu bằng các nghi lễ tại đình Chèm, sau đó xuất phát từ đình rồi xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Nước rước ngày chính hội (14 âm lịch) dùng để thờ trong đình làng. Ngày rước nước lần thứ 2 về tắm cho Đức Thánh. Rước nước ngày 3 là thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ.

Đặc biệt, có khoảng 70 người trong đội phù giá, đều là nam giới từ 18 đến 35 tuổi, có tư cách đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của làng. Đây là những người đảm nhận khâu rước nước trong lễ hội. Các thành viên trong đội phù giá mặc quần chèo (giống như váy cuốn) được làm từ 2m vải điều, sau đó xếp lại quấn một vòng từ trái sang phải.

Đoàn rước nước bắt đầu xuất phát từ đình Chèm, có sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng….

Đoàn thuyền rước đi một vòng hết địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc thì quay 3 vòng, đi chậm rồi dừng lại, thả vòng càn khôn bằng cây song để cụ Chủ tế dùng gáo đồng múc nước vào chóe, mỗi chóe 3 gáo. Sau khi múc xong, một phù giá dùng xô nhựa múc đầy xô và để cạnh ba chóe nước.

Lấy nước xong, đoàn thuyền rước quay trở về bến ngự. Khi về qua đình các thuyền phải quay đầu vào để lễ Đức Thánh, rồi trở về bãi tập kết. Nước trong bình được đem về đình Chèm để thờ cúng và sử dụng trong lễ tắm tượng, bài vị Đức Thánh.

Hội đình Chèm là một trong những lễ hội cổ, với nhiều nghi lễ đặc trưng cho các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua lễ hội sẽ truyền thụ cho lớp lớp con cháu hiểu sâu sắc hơn về dòng họ, truyền thống lịch sử, chiến công của cha ông, nhằm khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước.

Với ý nghĩa tốt đẹp đó, ngày 17/6/2016, lễ hội đình Chèm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Dưới đây là một số hình ảnh về nghi thức rước nước trong lễ hội đình Chèm năm 2022:

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 2

Đội phù giá xuất phát từ đình Chèm rồi xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Ảnh: TPO

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 3

Đoàn rước có sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng… Ảnh: TPO

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 4

Đoàn thuyền rước đi một vòng hết địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc. Ảnh: Dân trí

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 5

Lấy nước xong, đoàn thuyền rước quay trở về bến ngự. Ảnh: Dân trí

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 6

Nước trong bình được đem về đình Chèm để thờ cúng và sử dụng trong lễ tắm tượng, bài vị Đức Thánh. Ảnh: TPO

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 7

Các thành viên trong đội phù giá mặc quần chèo (giống như váy cuốn). Ảnh: TPO

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 8

Trước khi tham gia bất cứ một nghi lễ nào đội phù giá cũng phải vào đình làm lễ. Ảnh: Dân trí

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 9

Đội phù giá đều là nam giới từ 18 đến 35 tuổi, có tư cách đạo đức tốt. Ảnh: TPO

la mat canh trai trang mac vay ruoc nuoc tai le hoi dinh chem hinh 10

Đội múa rồng biểu diễn trước cửa đình Chèm. Ảnh: TPO

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

(CLO) Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thể hiện những nét giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

(CLO) Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

Đời sống văn hóa