Làm gì để trọng dụng nhân tài?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:24 PM - 0 Trả lời

Làm gì để trọng dụng nhân tài?

Báo Công luận

Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields- giải thưởng toán học
 cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.

Thời khắc mà hàng triệu người Việt Nam mong đợi cuối cùng cũng đã đến: Bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields- giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu. GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields trong niềm vui vô bờ của người Việt Nam và mang đến niềm tự hào to lớn cho dân tộc khi trí tuệ Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế.

Nhưng sau niềm vui, ta lại canh cánh một câu hỏi: Sau khi GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields, anh sẽ đóng góp thế nào cho toán học Việt Nam? Khoa học cơ bản của Việt Nam nói chung và toán học nói riêng liệu sẽ có bước tiến đáng kể nào sau cú huých này? Và liệu rằng sẽ có một sự thay đổi tư duy trong việc đối xử với nhân tài của những người cán bộ lãnh đạo, của “cấp trên”?

Trước hôm được trao giải ít lâu, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ngỏ ý mời GS Ngô Bảo Châu về nước làm việc và anh cũng tỏ ý sẵn sàng.

Song cần phải thấy rằng, để ý tưởng trên thành hiện thực thì cũng còn nhiều vướng mắc. Một trong những vướng mắc đó là vấn đề lương bổng. Chính GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng việc các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước làm việc có quan tâm đến vấn đề lương bổng. “Mức lương 1,8 triệu đồng mỗi tháng cho một tiến sĩ mới về nước là một sự vô lý”- anh nói. Còn Viện Toán học dù đã “phá lệ” trả lương GS Ngô Bảo Châu nhưng cũng chỉ được khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Quy định một lãnh đạo cấp bộ trưởng và tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2,5 triệu đồng mỗi ngày nếu so với mức lương “phá lệ” cho GS Ngô Bảo Châu, nhiều trí thức sẽ không khỏi chạnh lòng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đối với các nhà khoa học, vấn đề lớn nhất không phải là chuyện đãi ngộ, mà quan trọng hơn là có cơ chế, chính sách để họ được tự do nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh, của xã hội đối với họ và công việc của họ cũng là điều rất quan trọng.

Nếu nói về tiền bạc, chế độ đãi ngộ đối với nhà khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra một phương án giải quyết trong vòng ít năm tới. Nhưng sự thay đổi trong tư duy dùng nhân tài, sự thay đổi trong cách đối xử với nhà khoa học có thể không nhanh chóng và dễ dàng như vậy.

PV

Bạn có chia sẻ gì về sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields?
Bạn có bình luận gì về việc sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu). Trân trọng cảm ơn!

________________________________________________________________________________

Giải thưởng đáng được tôn vinh!

Sự kiện GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields là một niềm vinh dự lớn cho không chỉ riêng đối với GS mà còn là vinh dự của cả ngành toán học nước nhà.

Người Việt Nam từ trước tới nay đã có rất nhiều người đoạt giải cao ở các lĩnh vực khoa học, nhưng khi đoạt giải rồi thì lại không về phục vụ cho đất nước vì lẽ lương thấp và điều kiện nghiên cứu khoa học của ta còn thấp và yếu. Một điều nữa là việc thu hút sử dụng nhân tài ở nước ta về chính sách còn chưa phù hợp nên việc chảy máu chất xám của nước ta trong nhiều năm trở lại đây thường chiếm tỉ lệ khá cao. Có nhiều người khi có thực tài vào làm trong nhiều cơ quan nhà nước thì bị "ma" cũ bắt nạt nên lòng tự ái bản thân của họ trỗi dậy khiến họ bỏ nhà nước ra làm tư nhân hoặc là tìm hướng xuất ngoại...

Rất có thể , ta cần phải xem lại chính sách thu hút nhân tài để hạn chế việc chảy máu chất xám của ta trong nhưng năm tới đây và sau này.

Văn Hoàng

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn