Lạm phát 5 tháng đầu năm 2021 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây

Thứ bảy, 29/05/2021 12:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.

Lạm phát 5 tháng đầu năm 2021 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Lạm phát 5 tháng đầu năm 2021 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Đồ chế biến sẵn tăng giá do thời tiết nắng nóng kéo dài và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% (khu vực thành thị và khu vực nông thôn cùng tăng 0,16%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng Năm có 8 nhóm tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm giảm giá.

Trong 8 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,76% (làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2021.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm) do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93% theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó chỉ số giá điện, nước sinh hoạt lần lượt tăng 2,54% và 1,27% do nhu cầu tiêu dùng tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 tăng 0,04% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm), chủ yếu do trong tháng có kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 làm chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,31%...

Trong 3 nhóm hàng giảm giá, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 có mức giảm so với tháng trước nhiều nhất với 0,23% do du lịch trọn gói giảm 0,7%. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15% chủ yếu do các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình khuyến mại giảm giá đối với các sản phẩm điện thoại mẫu mã cũ. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,01% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 5/2021 tăng 2,9%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Trong đó, thủy sản tươi sống và chế biến tăng giá. Cụ thể giá rau tươi, khô và chế biến tăng 2,62% do nhu cầu tiêu dùng tăng khi thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh đó nguồn cung rau hạn chế do một số loại rau đã vào cuối vụ thu hoạch như bắp cải, su hào, cà chua… đẩy giá rau tăng cao so với tháng trước.

Đáng chú ý, ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng như giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93% so với tháng trước do giá thép, giá cát, giá xi măng tăng khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Cùng với đó, chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế tháng 5 tăng nhẹ 0,01% so với tháng trước chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp lan rộng tại nhiều địa phương, người dân tăng mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch.

Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không trong tháng giảm 14,15% so với tháng trước; vận tải hành khách bằng đường bộ giảm 0,06% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân hạn chế đi lại.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 5 giảm 0,23% so với tháng trước, chủ yếu do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên người dân hạn chế đi du lịch, đặc biệt du lịch theo tour làm cho giá dịch vụ du lịch trọn gói tháng 5/2021 giảm 0,7% so với tháng trước...

Vàng tăng, USD giảm tiền kỹ thuật số "lao dốc"

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.837 USD/ounce, tăng 4,38% so với tháng 4/2021.

Các đồng tiền kỹ thuật số sụt giá mạnh, dòng tiền có xu hướng đổ vào thị trường vàng; đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm là những yếu tố tạo đà cho vàng tăng giá. Bên cạnh đó, giới đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của Mỹ và các nước châu Âu cũng làm tăng tính hấp dẫn của vàng.

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2021 tăng 1,68% so với tháng trước; giảm 0,88% so với tháng 12/2020 và tăng 13,02% so USD Mỹ trên thị trường thế giới giảm do giới đầu tư lo ngại về lạm phát của Mỹ gia tăng.

Tính đến ngày 25/5/2021, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 90,39 điểm, giảm 1,36 điểm so với tháng trước. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.160 VND/USD.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 0,02% so với tháng 12/2020 và giảm 1,15% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 5 tháng đầu năm 2021 giảm 0,85%.

CPI tiếp tục suy giảm

Trước diễn biến chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng bình quân 5 tháng thấp nhất kể từ năm 2016. Tổng cục Thống kê cho rằng, nguyên nhân làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm 2021 giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 5 tháng đầu năm 2021 tăng 7,27% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm.

Cùng với đó, ngành xây dựng bị tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, giá gas biến động theo giá thế giới và dịch vụ giáo dục 5 tháng đầu năm 2021 tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Ở chiều ngược lại nguyên nhân làm giảm CPI trong 5 tháng đầu năm 2021 chủ yếu là do giá các mặt hàng thực phẩm 5 tháng đầu năm giảm 0,06% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 2,19%, giá thịt gà giảm 2,28%.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021).

Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 5 tháng đầu năm 2021 giảm 4,56% so với cùng kỳ năm 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,15%.Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé tàu hỏa 5 tháng đầu năm giảm 5,71% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 15,58%; giá du lịch trọn gói giảm 3,02%.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2021 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,29%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Ngọc An

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp