Lạm phát gây ra làn sóng biểu tình toàn cầu đòi trả lương cao hơn, tăng viện trợ

Chủ nhật, 26/06/2022 06:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lạm phát hàng hoá, hóa đơn nhiên liệu tăng vọt khiến tiền lương không đuổi kịp. Lạm phát đang bào mòn ví tiền của mọi người, làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.

Bất ổn phát sinh từ xung đột địa chính trị

Chỉ riêng trong tuần này đã chứng kiến các cuộc biểu tình của phe đối lập chính trị ở Pakistan, cán bộ y tá ở Zimbabwe, công nhân đoàn thể ở Bỉ, công nhân đường sắt ở Anh, người bản địa ở Ecuador, hàng trăm phi công Mỹ và một số công nhân hàng không châu Âu. Trong thứ 4 tuần này, Thủ tướng Sri Lanka cũng phải tuyên bố nền kinh tế đã sụp đổ sau nhiều tuần bất ổn chính trị.

Các nhân viên y tế do các y tá dẫn đầu tham gia một cuộc biểu tình đòi tiền lương tại Bệnh viện Parerenyatwa ở Harare, vào ngày 21/6/2022. Ảnh: AP.

Các nhân viên y tế do các y tá dẫn đầu tham gia một cuộc biểu tình đòi tiền lương tại Bệnh viện Parerenyatwa ở Harare, vào ngày 21/6/2022. Ảnh: AP.

Các nhà kinh tế cho biết cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm gia tăng lạm phát do chi phí năng lượng và giá phân bón, ngũ cốc và dầu ăn tăng lên cao hơn trong khi đó người nông dân phải vật lộn để trồng và xuất khẩu cây trồng ở một trong những khu vực nông nghiệp trọng điểm của thế giới.

Khi giá cả tăng lên, lạm phát có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và mở rộng khoảng cách giữa hàng tỷ người đang phải vật lộn để trang trải chi phí của họ và những người có khả năng tiếp tục chi tiêu.

Matt Grainger, người đứng đầu chính sách bất bình đẳng tại tổ chức chống chế độ Oxfam cho biết: “Phân biệt giai cấp dần trở nên nổi bật hơn. “Có bao nhiêu người giàu trên thế giới liệu có biết một ổ bánh mì giá bao nhiêu?".

Bên cạnh đó, Oxfam đang kêu gọi Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu, đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên vào cuối tuần này tại Đức, cung cấp các khoản giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển và đánh thuế các tập đoàn thu được lợi nhuận khủng.

“Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng đơn lẻ"- Ông Grainger nói: "Nếu không kịp thời can thiệp, chúng ta sẽ phải thấy nhiều cuộc biểu tình hơn nữa".

Liên tiếp các cuộc biểu tình nổ ra

Các cuộc biểu tình đã thu hút sự chú ý của các chính phủ, vốn đã “đau đáu” với việc giá tiêu dùng tăng vọt, oằn mình tung ra nhiều biện pháp hỗ trợ như mở rộng trợ cấp cho các hóa đơn điện nước và cắt giảm thuế nhiên liệu.

Trong khi đó, những người lao động đình công đã gây áp lực buộc giới chủ phải đàm phán về việc tăng lương để theo kịp đà tăng giá, cải thiện đời sống sinh hoạt.

Eddie Dempsey, một quan chức cấp cao của Liên minh Đường sắt, Hàng hải và Vận tải của Anh, đơn vị đã đưa các dịch vụ xe lửa của Vương quốc Anh gần như bế tắc với các cuộc đình công trong tuần này, cho biết sẽ có nhiều yêu cầu tăng lương trên các lĩnh vực khác.

“Đã đến lúc nước Anh tăng lương. Tiền lương đã giảm trong 30 năm, trong khi đó lợi nhuận của công ty đang tăng vọt”- ông Dempsey nói.

Tuần trước, hàng nghìn công nhân lái xe tải ở Hàn Quốc đã kết thúc cuộc đình công kéo dài 8 ngày gây ra sự chậm trễ trong giao hàng khi họ kêu gọi đảm bảo mức lương tối thiểu trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Nhiều tháng trước đó, cách đó khoảng 10.000 km (6.200 dặm), các tài xế xe tải ở Tây Ban Nha đã đình công để phản đối giá nhiên liệu tăng cao vùn vụt.

Tài xế xe tải phản đối giá nhiên liệu cao ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 25/3/2022. Ảnh: AP.

Tài xế xe tải phản đối giá nhiên liệu cao ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 25/3/2022. Ảnh: AP.

Bên cạnh đó, vào tháng 4, Chính phủ Peru đã áp đặt lệnh giới nghiêm ngắn hạn sau khi các cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu và thực phẩm nở rộ. Những người lái xe tải và các công nhân vận tải khác cũng đã đình công và phong tỏa các tuyến đường cao tốc chính.

Các cuộc biểu tình thiếu chi phí sinh hoạt đã lật đổ thủ tướng Sri Lanka vào tháng trước. Các gia đình trung lưu cho biết họ buộc phải bỏ bữa vì cuộc khủng hoảng kinh tế của đảo quốc, khiến họ nghĩ đến việc di cư khỏi đất nước đầy “bão tố” này.

Một phụ nữ nấu ăn bằng lò sưởi đốt củi bên ngoài ngôi nhà của mình trong bối cảnh thiếu khí đốt nấu ăn ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 23/ 6/2022. Ảnh: AP.

Một phụ nữ nấu ăn bằng lò sưởi đốt củi bên ngoài ngôi nhà của mình trong bối cảnh thiếu khí đốt nấu ăn ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 23/ 6/2022. Ảnh: AP.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với những người dân tị nạn và người nghèo ở các khu vực xung đột như Afghanistan, Yemen, Myanmar và Haiti - nơi giao tranh buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa và dựa vào các tổ chức cứu trợ, hơn nữa bản thân họ phải vật lộn để kiếm tiền.

"Bao nhiêu tiền cho quả thận của tôi?"- là câu hỏi được hỏi nhiều nhất trong những bệnh viện lớn nhất của Kenya. Bệnh viện Quốc gia Kenyatta đã nhắc nhở mọi người trên Facebook trong tuần này rằng việc bán nội tạng người là bất hợp pháp.

Đối với tầng lớp trung lưu ở Châu Âu, việc đi làm, hay thậm chí có đầy đủ thức ăn lên bàn trở nên đắt đỏ hơn. “Nhanh chóng tăng lương cho chúng tôi!”- chính là khẩu hiệu đã được hàng nghìn công nhân đoàn thể ở Bỉ hô hào trong tuần này.

Ở một số quốc gia, sự kết hợp giữa tham nhũng của chính phủ và sự quản lý yếu kém đã tạo nền tảng cho tình trạng hỗn loạn kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia bế tắc về chính trị như Lebanon và Iraq.

Vốn đã khó khăn, châu Phi nay càng khốn đốn hơn

Các cuộc biểu tình phản ánh cảm giác mất an toàn tài chính ngày càng tăng là những gì đang diễn ra ở Châu Phi. 

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Zimbabwe đã đình công trong tuần này sau khi nhận được sự từ chối đề nghị tăng lương 100% của chính phủ. Các y tá chia sẻ rằng với tỷ lệ lạm phát tăng vọt đến 130%, nếu không tăng lương quả thực họ sẽ không sống nổi.

Bên cạnh đó, nhiều người dân Kenya đã biểu tình trên đường phố và cả trên khắp các trang mạng xã hội khi giá thực phẩm tăng 12% trong năm qua.

Thứ nữa, một trong những liên đoàn lao động quyền lực nhất của Tunisia đã tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc trong khu vực công vào tuần trước. Quốc gia Bắc Phi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ.

Hơn nữa, hàng trăm nhà hoạt động chính trị trong tháng này đã phản đối việc chi phí sinh hoạt tăng cao ở Burkina Faso. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết giá ngô và kê đã tăng hơn 60% kể từ năm ngoái, lên tới 122% ở một số tỉnh.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết tỷ lệ lạm phát sẽ tăng trung bình khoảng 6% ở các nền kinh tế tiên tiến và gần 9% ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại 40%, xuống còn 3,6% trong năm nay và năm tới. IMF đang kêu gọi các chính phủ tập trung các gói hỗ trợ cho những người cần nhất để tránh gây ra suy thoái.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp