Làm sáng tỏ hơn công trạng của chúa Nguyễn với đất Phương Nam

Thứ bảy, 03/06/2023 20:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn với đất Phương Nam” làm sáng rõ những vấn đề quan trọng, nổi bật như công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền ở vùng đất mới và biển đảo; những thành tựu phát triển kinh tế, đô thị và văn hóa...

Ngày 3/6, tại TP Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn với đất Phương Nam”.

Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học tập trung làm rõ các vấn đề về vai trò của các chúa Nguyễn trong công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền ở vùng đất mới và biển đảo; những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, đô thị và văn hóa Đàng Trong...

lam sang to hon cong trang cua chua nguyen voi dat phuong nam hinh 1

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Đặc biệt, nhiều ý kiến đã làm sáng rõ những vấn đề quan trọng, nổi bật dưới thời các chúa Nguyễn như quá trình xác lập chủ quyền và khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quần đảo Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Côn Lôn, Phú Quốc…

Theo PGS. TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong sự biến động khôn lường của thế giới thời đại hàng hải từ thế kỷ XVI - XVIII, nhiều nước ở phương Đông bị khuất phục, xâm chiếm nhưng cũng có vài vùng lãnh thổ, quốc gia đã nắm bắt thời cơ để xây dựng, phát triển vững mạnh, trong đó có chính quyền Đàng Trong.

Sau sự kiện mở đất Phú Yên các năm 1578, 1611, chúa Nguyễn Hoàng trở thành nhân vật cầm quyền mở đầu công cuộc mở cõi đất phương Nam, đặt nền móng cho sự ra đời của Đàng Trong. Tiếp đó, các chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu tiếp tục mở đất Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Việc mở cõi đi đôi với định cõi, định đô. Vào cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh sau khi đã xác lập chủ quyền trên toàn cõi đất Nam Bộ đã xây dựng thành Gia Định như một kinh đô của chúa Nguyễn ở đất phương Nam.

PGS, TS Trần Thị Mai nhận định, trong hơn một thập kỷ cuối thế kỷ XVIII và hai năm đầu thế kỷ XIX, Sài Gòn - Gia Định đã trải qua những biến đổi to lớn, trở thành trung tâm kinh tế, xã hội và văn hoá lớn ở Đàng Trong.

Gia Định không chỉ là kinh đô của toàn miền Nam Bộ mà còn là địa bàn căn cốt tạo thế, tạo lực cho Nguyễn Ánh đánh bại các phe phái đối lập, tạo dựng vương triều, vươn ra cai quản toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của nước Việt Nam thống nhất và đặt nền móng vững chắc cho Sài Gòn - Gia Định trở thành đại đô thị đầu tiên của Việt Nam, mang tầm vóc quốc tế.

ThS Đỗ Kim Trường, Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp cho rằng, trong hành trình mở cõi của chúa Nguyễn, có đóng góp rất lớn công lao của văn thần, võ tướng. Có thể kể đến những tên tuổi như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn Cửu Đàm, Mạc Cửu, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Tuyên…

lam sang to hon cong trang cua chua nguyen voi dat phuong nam hinh 2

Chúa Nguyễn Hoàng - người mở đầu cho sự nghiệp xây dựng nên xứ Đàng Trong của chín đời chúa Nguyễn. Ảnh Tư liệu

lam sang to hon cong trang cua chua nguyen voi dat phuong nam hinh 3

Phủ Gia Định xưa. Ảnh: Tư liệu

lam sang to hon cong trang cua chua nguyen voi dat phuong nam hinh 4

Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân người Việt từ thế kỷ XVII

Các nhân vật lịch sử này vừa là tướng nhận mệnh triều đình chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước, vừa là các doanh điền sứ, công trình sư thủy lợi, nhà hoạch định kiến trúc đô thị buổi đầu, nhà văn hóa.

Cũng tại hội thảo lần này, còn có nhiều tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về đời sống văn hóa, đối ngoại; nhân vật lịch sử của xứ Đàng Trong.

Các đại biểu nhất trí đánh giá, Hội thảo này khẳng định được một bước tiến mới trong việc nghiên cứu lịch sử Đàng Trong, xác lập được tính quy mô về tổ chức, quy tụ chuyên gia trong nước và có hàm lượng khoa học cao.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hãy cùng nhân lên cái đẹp, dẹp đi cái xấu!

Hãy cùng nhân lên cái đẹp, dẹp đi cái xấu!

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài của PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh đề cập những vấn đề thời sự của đời sống văn hoá hiện nay: Hãy cùng nhân lên cái đẹp, dẹp đi cái xấu!

Đời sống văn hóa
Tổ chức lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống 2024

Tổ chức lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống 2024

(CLO) Lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn tài năng tại các đơn vị nghệ thuật tuồng hiện nay.

Đời sống văn hóa
Hướng đến xây dựng du lịch Ninh Bình không khói thuốc lá

Hướng đến xây dựng du lịch Ninh Bình không khói thuốc lá

(CLO) Tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc, trong đó hướng tới thực hiện môi trường du lịch không khói thuốc tại các khách sạn, nhà hàng, góp phần tạo nên môi trường du lịch xanh - sạch - không khói thuốc, thân thiện với du khách.

Đời sống văn hóa
Nhiều hoạt động thú vị tại Festival Huế 2024

Nhiều hoạt động thú vị tại Festival Huế 2024

(CLO) Chiều 9/5/2024, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa- Thiên Huế tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (từ ngày 7 – 12/6/2024).

Đời sống văn hóa
Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

(CLO) Đã thành thông lệ, từ 1 đến ngày 3 tháng Tư Âm lịch hàng năm, người dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lại vui tươi, nhộn nhịp tham gia lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân làng chạm bạc nức tiếng vùng Biển trưng bày những tác phẩm nghệ thuật độc đáo cho người dân và du khách quốc tế thưởng lãm.

Đời sống văn hóa