Làng hương Yên Phụ: Tìm lại dấu xưa!

Thứ sáu, 24/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từng là nơi cung cấp hương chủ yếu cho người dân Hà Nội, ngày nay, làng hương Yên Phụ đang bị mai một dần. Trong làng chỉ còn vài hộ duy trì việc sản xuất hương.

Theo lời kể của các bậc cao niên, nghề làm hương ở làng Yên Phụ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) do một người ngoại quốc mang tới từ thế kỷ XIII và dạy cho dân làng. Ðạo Phật và tục đốt hương phát triển không chỉ tại đây mà còn ở nhiều nơi khác. Ðầu những năm 80, nghề hương ở đây bị mai một khi rất nhiều gia đình bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Từ đó đến nay, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, còn rất ít gia đình ở Yên Phụ duy trì việc làm hương.

Còn rất ít gia đình ở Yên Phụ tiếp tục duy trì việc làm hương ở Yên Phụ. Ảnh: Phú Thắng

Còn rất ít gia đình ở Yên Phụ tiếp tục duy trì việc làm hương ở Yên Phụ. Ảnh: Phú Thắng

Giờ đây, để tìm được một hộ còn làm hương tại Yên Phụ là điều không đơn giản. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một trong số những địa chỉ làm hương lâu đời nhất ở phường Yên Phụ. Bà Ứng Thị Thu, 67 tuổi, vẫn duy trì cơ sở bán hương nhỏ ở số 55 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Do diện tích hẹp nên gia đình bà phải mở thêm các cơ sở làm hương ở huyện Thường Tín, Đông Anh, quận Hai Bà Trưng và tỉnh Hưng Yên để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường.

Mỗi ngày, riêng ở cơ sở Yên Phụ, gia đình bà làm được khoảng 4 vạn nén hương. Nếu tính cả những cơ sở khác thì lên đến gần chục vạn nén một ngày. Dịp cận Tết, số lượng có thể tăng thêm. Tuy nhiên, nếu trời mưa hoặc râm mát thì phải nghỉ vì hương cần nhiều thời gian phơi nắng.

Công việc làm hương mang lại thu nhập tuy không cao, chỉ khoảng từ 6 triệu đồng/người/tháng nhưng vì yêu nghề tổ tiên để lại nên bà Thu vẫn duy trì làm hương. Giờ ngoài làm hương, gia đình bà Thu cũng bán thêm nhiều đồ thờ cúng khác để tăng thêm thu nhập.

Cây gỗ Tùng – nguyên liệu không thể thiếu để làm hương.

Cây gỗ Tùng – nguyên liệu không thể thiếu để làm hương.

“Ngày xưa có 6 chị em trong nhà làm hương nhưng giờ còn mình tôi. Gia đình tôi phải bán cả nhà để cho mọi người đi làm nghề khác. Tôi hiện còn nhà ở đây thì mới làm và bán được. Khoảng 15 năm trước cũng có 10 nhà khác ngoài gia đình tôi làm hương ở phố này nhưng giờ đã bỏ nghề đi làm việc khác. Thấy nghề mình yêu quý bị mai một ở phố này tôi rất xót xa” - bà Thu chia sẻ.

Nghề làm hương rất vất vả, thức khuya đến 1h sáng là bình thường. Sáng hôm sau 5h cũng đã phải dậy làm nhưng cũng chỉ bán buôn được 1.200 đồng/bó nhỏ, bán lẻ là 1.500 đồng/bó.

Khi được hỏi về các công đoạn làm hương, bà Thu tỉ mẩn kể: “Tôi mua mấy triệu đồng một cây tùng tùy kích cỡ về xay ra làm hương. Tăm hương trước đây làm tay, giờ thì mua ở nơi có máy chuyên vót. Sau đó là pha chế các nguyên liệu khác rồi làm thành hương”.

Chị Hạnh tất bật đóng gói hương những ngày cuối năm.

Chị Hạnh tất bật đóng gói hương những ngày cuối năm.

Mất cả tiếng đồng hồ dò hỏi trong khu vực, chúng tôi tìm đến được gia đình chị Tú Hạnh ở ngõ 76, phố An Dương. Trong ngôi nhà được chất đầy hương, chị Hạnh đang tất bật đóng gói những bó hương để kịp giao cho khách.

“Thời kỳ trước, khu vực này có nhiều người làm hương, toàn bộ bãi ven sông Hồng là nơi phơi hương. Thế nhưng, vì hiện không có đất phơi nên người thì bỏ nghề, gia đình tôi thì chuyển về Hưng Yên để sản xuất hương và đưa lên Yên Phụ đóng gói” - chị Hạnh cho biết.

Dịp Tết này, gia đình chị Hạnh dự kiến bán được hơn 100 vạn bó hương với giá từ 5.000 – 20.000 đồng/bó tùy loại. Cũng nhờ những ngày gần Tết mà thu nhập tăng gấp đôi ngày thường.

Ảnh hương 5

Theo chị Hạnh, mỗi nén hương là sự hòa trộn của nhiều nguyên liệu khác nhau một cách hài hòa từ bàn tay tỉ mỉ của những người thợ lâu năm. Mỗi hộ làm hương có một cách chế tạo ra mùi khác nhau để nơi thờ cúng của các gia đình trở nên ấm cúng hơn. Hầu hết nguyên liệu làm hương tại Yên Phụ đều có nguồn gốc tự nhiên nên được khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận ưa chuộng.

Sự yêu nghề, sự quyết tâm gắn bó với nghề tổ tiên để lại của những người làm hương như bà Thu, chị Hạnh…  thắp sáng niềm hy vọng, rằng làng nghề xưa như làng hương Yên Phụ sẽ vẫn còn mãi.

Nguyễn Bảy

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa