Lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thứ năm, 15/12/2022 09:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 13 - 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thứ 18 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại phiên họp chiều 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận làm rõ sự cần thiết phải lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian lấy ý kiến nhân dân; việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Đặc biệt là đơn vị làm đầu mối trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau khi thảo luận, xem xét các vấn đề liên quan, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết nhất trí thông qua các nội dung cơ bản của Nghị quyết. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Đáng lưu ý, về thời gian lấy ý kiến nhân dân, Chính phủ đề xuất bắt đầu từ ngày 3/1 đến hết ngày 28/2/2023. Tuy nhiên, do thời gian này trùng với dịp Tết Nguyên đán 2023, đa số ý kiến tại phiên họp đều nhất trí đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15/3/2023 như trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu.

Đây là nội dung đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khóa XV để ghi nhận ý kiến.

lay y kien nhan dan se la co so thuc tien quan trong de hoan thien du thao luat dat dai sua doi hinh 1

Ngày 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 18.

+ Thưa đại biểu Quốc hội, tại phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo ông, quyết định này có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng dự án Luật?

- Có thể nói rằng, Luật Đất đai là một đạo luật rất khó, phức tạp, có quy mô rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, môi trường, quốc phòng - an ninh, tác động đến mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đây cũng là lĩnh vực mà thực tiễn tồn tại nhiều vướng mắc, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị… Do đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cùng với đó, thông qua việc lấy ý kiến nhân dân sẽ phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật; tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật…

Tài sản đất đai gắn liền với quyền lợi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, do đó, họ có thể đóng góp ý kiến đối với những vấn đề “sát sườn” phát sinh từ thực tiễn. Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3/2023 đã thể hiện Quốc hội, Chính phủ luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi của người dân là trung tâm trong mọi quyết sách quan trọng. Có như vậy, Luật mới mang “hơi thở cuộc sống”, gần dân, sát thực tiễn, để sau khi ban hành Luật sẽ có sức sống lâu dài, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

+ Vậy, quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật lần này, theo quan điểm của ông, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm nào?

- Được biết, đối tượng lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là rất rộng, toàn diện, bao gồm: các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở Trung ương; Các cơ quan nhà nước ở địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu…

Trên thực tế, vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao quyền sử dụng đất là những vấn đề nhân dân đang rất quan tâm. Trong đó, có các vấn đề quy định về giá đất, chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Chúng ta cũng cần xem xét trong quá trình từ khi bắt đầu xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến nay đã lấy ý kiến được của những đối tượng nào rõ rồi thì cần ưu tiên đối tượng chưa có điều kiện lấy ý kiến, đặc biệt là các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sử dụng đất.

+ Nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Giáo sư cho rằng, cần tổ chức các hình thức lấy ý kiến nhân dân như thế nào để thuận lợi, ghi nhận và tổng hợp được nhiều ý kiến cũng như mang tính toàn diện nhất?

- Tôi cho rằng, khi tổ chức thực hiện lấy ý kiến nhân dân thì cần phân chia rõ từng nhóm đối tượng để có cách thức tuyên tuyền và ghi nhận ý kiến phù hợp. Phải giao trách nhiệm cụ thể trong việc hướng dẫn tổ chức, tổng hợp báo cáo và phản hồi ý kiến theo từng kênh.

Ví dụ, đối với chuyên gia thì lấy ý kiến tại tọa đàm, hội thảo khoa học hoặc tham gia bằng văn bản; đối với người dân thì có thể lấy ý kiến trực tiếp tại địa phương hoặc cũng có thể gửi bằng văn bản; đối với các cơ quan Nhà nước thì lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên trong cơ quan mình...

Nội dung, nhóm vấn đề lấy ý kiến nên phù hợp với từng đối tượng và địa bàn. Đồng thời, việc tuyên truyền phải bảo đảm dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc; việc tiếp nhận ý kiến cũng phải thuận lợi, linh hoạt để nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật.

+ Xin trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội!

Mọi quyết sách phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, một trong những nội dung quan trọng của phiên họp này cũng là nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại nội dung phiên họp chiều 13/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, quy trình lập pháp tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định về lấy ý kiến các đối tượng tác động. Thực tế chỉ những dự án lớn như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai… mới tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Do đó, cần làm rõ việc lấy ý kiến nhân dân khác với việc lấy ý kiến đối tượng tác động theo quy trình trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế nào.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần là “mọi quyết sách lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm”. Yêu cầu của việc lấy ý kiến nhân dân phải thực chất, thiết thực, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội gợi ý cần làm rõ xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trọng điểm, đối tượng tác động trực tiếp.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thời gian ngắn, cần nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm hoạt động lập pháp trước đây, trong đó có việc lấy ý kiến nhân dân để tổ chức hợp lý, tránh hình thức, phát huy vai trò các cơ quan, xác định rõ đầu mối tổng hợp, tiếp thu.

Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết với các nội dung như sau: Bổ sung thêm yêu cầu đổi mới, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan và công khai, minh bạch, tránh triển khai mang tính hình thức trong quá trình lấy ý kiến nhân dân; đảm bảo việc phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng và chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị các cấp…

N.Hường (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), trong chuyến công tác tại Pháp, đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Thành làm trưởng đoàn tổ chức dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Bác Hồ ở Công viên Montreau (Pháp).

Tin tức
Sáng nay, Quốc hội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7

Sáng nay, Quốc hội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7

(CLO) Sáng nay (20/5), thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Trị

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Trị

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024), ngày 19/5, Đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tin tức
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 19/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (Dương lịch 2024), Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã đi thăm, chúc mừng lãnh đạo một số cơ sở tôn giáo Phật giáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Chính phủ ban hành quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Tin tức