Lễ hội đền Sóc 2018: Cải tiến để tránh tình trạng tranh cướp lộc

Thứ tư, 17/01/2018 17:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều ngày 16/1, tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, ông Lễ Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, lễ hội đền Sóc (thờ Thánh Gióng) năm nay sẽ đổi mới phần tế và việc rước lễ để tránh tình trạng bạo lực, cướp lộc phản cảm như đã diễn ra những năm trước.

Lễ hội đền Sóc là lễ hội lớn của huyện Sóc Sơn cũng như Hà Nội, gồm nhiều làng trong khu vực tham gia. Mỗi làng sẽ dâng một lễ vật như: hoa tre, trầu, cau… lên Thánh Gióng. Sau lễ dâng hoa tre, sẽ là phần phát lộc. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều khách đi hội thường lao vào tranh cướp hoa tre, trầu cau… ngay từ khi rước lễ vật. Tình hình căng thẳng hơn khi phát lộc, đã có những vụ chen lấn, xô đẩy tạo nên những hình ảnh phản cảm. Để ngăn chặn bạo lực, năm 2016 và 2017, Ban tổ chức đã phải huy động gần 300 chiến sĩ công an, cùng với lực lượng bảo vệ, đoàn thanh niên bảo vệ lễ vật, không xảy ra tranh cướp phản cảm nhưng rất vất vả cho Ban tổ chức.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, năm 2018, Ban tổ chức đã bàn bạc với các thôn làng của huyện Sóc Sơn, Sở VH&TT Hà Nội thay đổi cách thức tế lễ. Cụ thể, phần lễ sẽ được đẩy lên sớm hơn, 6 giờ 45 ngày mùng 6 tháng Giêng đánh trống hai hội, 7 giờ bắt đầu phần tế lễ. Năm nay, các lễ vật sẽ được đưa vào hậu cung đền thượng, lễ tạ và phát lộc sẽ được thực hiện nhưng chưa công bố thời gian cụ thể.

Trả lời báo chí về việc sự thay đổi hình thức lễ tạ này liệu có ảnh hưởng đến truyền thống của lễ hội hay không, ông Lê Hữu Mạnh khẳng định, Ban tổ chức đã tính toán để các đội thôn, xóm vẫn tiến hành được các bước lễ tế như truyền thống, ví dụ như đoàn rước từ đền Thượng xuống đền Hạ và đền Mẫu chỉ mang một số lượng vừa đủ lễ vật vào hậu cung, không tiến hành rước qua sân như mọi năm. “Số lượng lễ vật là bao nhiêu, thời gian nào chúng tôi quyết định. Các thôn làng vẫn làm đầy đủ ý nghĩa tâm linh lễ hội” – Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết.

Báo Công luận
Nghi lễ rước giò hoa tre ở lễ hội đền Sóc. Ảnh minh hoạ

Ban Tổ chức cũng tăng cường tuyên truyền trước và trong lễ hội để người dân thay đổi nhận thức, không đến lễ hội với mục đích tranh cướp lễ vật. Việc tổ chức trông giữ xe năm nay cũng được Ban Tổ chức lễ hội bố trí những bãi đỗ xe rộng rãi hơn ở cách xa địa điểm tổ chức lễ hội hơn các năm trước. Các hoạt động dịch vụ tại lễ hội cũng được chỉ đạo quản lý chặt chẽ.

Lễ hội đền Sóc diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng (tức 21 đến 23/2/2018) tại Khu di tích đền Sóc. Năm nay, cơ sở hạ tầng tổ chức lễ hội đã được chỉnh trang, đặc biệt khu vực vui chơi giải trí, bên cạnh phần lễ, ban tổ chức đã tổ chức them nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống như: Trình diễn thi kéo mỏ xã Xuân Thu (di sản văn hoá phi vật thể quốc gia), thi nấu cơm, biểu diễn dân ca quan họ…

Bích Việt 

 

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa