Lệnh trừng phạt Nga làm tổn thương các nhà sản xuất thời trang nhỏ của Ý

Thứ sáu, 17/06/2022 07:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những mặt hàng dệt kim cao cấp của Ý chuẩn bị được đóng gói đến các nhà bán lẻ ở Moscow, St.Petersburg và Kursk (Nga). Tuy nhiên, các mặt hàng may mặc này khó có thể xuất xưởng sớm.

Từ lâu, Ý đã được ví như công xưởng, cái nôi sản xuất hàng loạt những sản phẩm xa xỉ bậc nhất toàn cầu, sản xuất 40% hàng may mặc, giày dép và phụ kiện cao cấp.

Trên khắp thế giới, đặc biệt là những người sành thời trang, nước Ý nổi tiếng với các nhà mốt sang trọng như Gucci, Versace và Armani. Và một số cái tên lớn nhất xuất hiện trong danh sách do giáo sư Jeffrey Sonnenberg của Đại học Yale tổng hợp về các công ty lớn kinh doanh ở Nga kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.

Các nhà sản xuất thời trang nhỏ của Ý vẫn được phép xuất khẩu sang Nga, bất chấp lệnh trừng phạt, miễn là giá bán buôn dưới 300 euro. Nhưng họ đang gặp khó khăn trong việc trả lương, do những hạn chế ràng buộc đối với lĩnh vực tài chính.

lenh trung phat nga lam ton thuong cac nha san xuat thoi trang nho cua y hinh 1

Hình ảnh của một công xưởng sản xuất thời trang ở Ý. Ảnh: AP.

Chưa nhận được thanh toán từ Nga

Được biết, các nhà bán lẻ Nga vẫn chưa thực hiện các khoản thanh toán cho các đơn đặt hàng hàng may mặc do các hạn chế ràng buộc với lĩnh vực ngân hàng, gây áp lực lên các nhà sản xuất thời trang nhỏ như D. Exterior, một công ty dệt kim cao cấp với 50 công nhân ở thành phố Brescia, miền Bắc nước Ý.

“Điều này rất tồi tệ. Lô hàng hóa của tôi hiện có trị giá 2 triệu euro chồng chất trong nhà kho, và nếu các nhà bán lẻ ở Nga không thể trả tiền cho chúng, tôi sẽ cảm thấy rất tuyệt vọng”, chủ sở hữu kho hàng cô Nadia Zanolan ngậm ngùi chia sẻ khi được khảo sát tình hình buôn bán.

Công ty trên đã giao bộ sưu tập mùa hè và nhận đơn đặt hàng cho mùa đông khi Nga tấn công Ukraine vào cuối tháng 2. Đến tháng 3, các nhà bán lẻ Nga gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Cô Zanola, chủ sở hữu D. Exterior không chỉ mắc kẹt với khoảng 4.000 sản phẩm may mặc xuân hè mà cô có rất ít hy vọng vận chuyển cho khách hàng Nga. Đơn hàng mùa hè chưa được vận chuyển, đơn hàng mùa đông đã đến hạn hợp đồng, nếu như tiếp tục sản xuất các đơn hàng mùa đông, doanh nghiệp này sẽ phải chịu rủi ro 100.000 euro chi phí nhân công và nguyên vật liệu nếu sản phẩm không thể giao đến Nga.

Trong những năm qua, các khách hàng Nga đã được chứng minh là những khách hàng lý tưởng, cô Zanola nói. Họ không chỉ thanh toán đúng hạn mà còn đánh giá cao tay nghề trong các sáng tạo hàng dệt kim của D. Exterior.

Sau khi làm việc chăm chỉ để xây dựng cơ sở, tạo mối quan hệ với các khách hàng Nga của mình, cô không muốn từ bỏ và cảm thấy khó có thể tìm đối tác thay thế nhanh chóng và lâu dài.

Kiên cường sánh bước cùng Nga

Theo các quan chức trong ngành, mặc dù Nga chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số 97 tỷ euro (101 tỷ USD) doanh thu hàng năm của hàng xa xỉ Ý, nhưng đây là một mảng kinh doanh đáng kể đối với một trong số 80.000 công ty vừa và nhỏ, tạo nên xương sống của thời trang Ý.

Fabio Pietrella, chủ tịch liên đoàn thợ thủ công thời trang Confartigianato cho biết: “Chúng tôi đang đề cập về việc cắt giảm 80% đến 100% doanh thu của các thương hiệu thời trang làm ăn với Nga’.

Trong khi đó, các nhà sản xuất giày dép ở các vùng Marche và Veneto, cũng như các nhà sản xuất hàng dệt kim ở Umbria và Emilia-Romagna, đã trở nên đặc biệt phụ thuộc vào Nga.

Ông Pietrella giải thích: “Đây là những khu vực trọng điểm trong chuỗi cung ứng, trong trường hợp chúng bị gián đoạn, không chỉ những công ty đóng cửa bị ảnh hưởng, lan rộng hơn là toàn bộ hệ thống giúp đưa đất nước này trở thành cường quốc kinh tế”.

“Có những công ty tiếp tục bán hàng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - chúng tôi không tán dương họ vì điều đó,” ông Sonnenberg nói, cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào tiếp tục kinh doanh ở Nga ngày nay đều bị coi là “tham lam”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng các công ty thời trang không có cơ sở để đưa ra lời kêu gọi nhân đạo để lách các lệnh trừng phạt, tự nguyện hoặc theo cách khác, như trường hợp của các công ty nông nghiệp và công ty dược phẩm đã từng.

Trong khi đó, các tập đoàn phương Tây kinh doanh tại Nga, nổi bật như tập đoàn LVMH (Pháp) đã tạm thời đóng cửa 124 cửa hàng ở Nga, đồng thời tiếp tục trả lương cho 3.500 nhân viên tại Nga. Tập đoàn Inditex (Tây Ban Nha) sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp Zara cũng tạm thời đóng cửa 502 cửa hàng ở Nga cũng như tạm dừng bán hàng trực tuyến.

Ông Pietrella lên án các chủ sở hữu các thương hiệu vẫn kiên quyết kinh doanh tại Nga, cố gắng duy trì mối quan hệ với nước này, cũng như thể hiện quan điểm gắn bó lâu dài hơn. Ông gọi những lời chỉ trích của khoảng 40 thợ đóng giày từ vùng Marche trên bờ biển Adriatic của Ý vì đã đến Nga để tham dự triển lãm thương mại trong thời kỳ chiến tranh là một "cuộc săn lùng phù thủy".

Sau cuộc xung đột ở Ukraine, Liên minh châu Âu đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, áp đặt mức bán buôn tối đa 300 euro cho mỗi mặt hàng xuất khẩu, loại bỏ các mặt hàng siêu sang khỏi lưu thông trong khi vẫn nhắm vào tầng lớp thượng lưu hoặc người giàu Nga.

Ông Pietrella nói: “Không nghi ngờ gì nữa, chúng tôi với tư cách là liên đoàn thời trang đã bày tỏ mối quan tâm cực độ của chúng tôi về hành động của Nga ở Ukraine. “Về góc độ đạo đức thì khỏi phải bàn. Nhưng chúng ta phải nghĩ đến công ty của chúng ta. Đạo đức là một chuyện. Thị trường là một thứ khác. Người lao động trong một công ty được trả lương theo thị trường chứ không phải đạo đức”.

Ông cho biết giới hạn 300 euro đối với doanh số bán hàng là một sự đánh cược của các chính trị gia châu Âu khi trên giấy tờ cho phép thương mại với Nga bất chấp các rào cản tài chính và quan liêu đi kèm, đồng thời cũng bảo vệ các chính phủ khỏi phải cung cấp các khoản cứu trợ cho ngành. Ông cũng bác bỏ các đề xuất quá dễ dàng của chính phủ nước này để tìm thị trường thay thế cho Nga.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp