Lo “mất của”, giới siêu giàu Trung Quốc ăn không ngon, ngủ không yên

Thứ bảy, 23/10/2021 13:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi giới chức Trung Quốc đề cập nhiều về mục tiêu “thịnh vượng chung”, tầng lớp giàu có là những người lo lắng nhất. Đối với họ, điều quan trọng nhất giờ đây là tìm mọi cách giữ lại khối tài sản của mình.

“Mỗi tuần một tỷ phú”

Trong những ngày này và sắp tới, giới nhà giàu Trung Quốc khó có thể “ăn ngon, ngủ yên”.

lo mat cua gioi sieu giau trung quoc an khong ngon ngu khong yen hinh 1

Mỗi tuần trong năm 2021, Trung Quốc lại có thêm một tỷ phú USD mới. Ảnh: Getty Images.

Điều này được cho là bởi từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch “thịnh vượng chung”, tài phân phối tài sản trong xã hội, khiến tầng lớp giàu có Trung Quốc bị đẩy vào thế phòng thủ. Nhiều người lựa chọn xóa tài khoản mạng xã hội hay tìm cách gửi tiền đi chỗ khác.

Trước đây, tầng lớp giàu có tại Trung Quốc đã hưởng rất nhiều lợi ích từ nền kinh tế phát triển nhanh chóng và thái độ nương nhẹ của chính quyền. Năm 2021, mỗi tuần, Trung Quốc lại có thêm một tỷ phú USD mới. Hiện, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc đã vượt mốc 750, nhiều hơn Ấn Độ, Nga và Đức cộng lại.

Dù vậy, thời thế giờ đã thay đổi. Tuy giới chức Trung Quốc khẳng định “thịnh vượng chung” không có nghĩa là “lấy của người giàu”, nhiều người vẫn lo ngại chiến dịch thu hẹp khoảng cách giàu nghèo sẽ gây ảnh hưởng tiru cực đến những cá nhân có khối tài sản lớn.

Mối lo lớn nhất nằm ở sự không chắc chắn của giới nhà giàu: Họ không biết những tuyên bố hùng hồn về tái phân phối tài sản sẽ được triển khai trên thực tế ra sao. Vài nguồn tin cho rằng, giới chức Trung Quốc đang thảo luận một cách công khai về một biểu thuế thu nhập mới, dù làn sóng từ thiện (một hình thức tái phân phối tài sản) đang được đẩy mạnh.

“Vài năm trước đây, mọi người chỉ suy nghĩ phải đầu tư thế nào”, Echo Zhao, một chuyên gia cố vấn cho giới siêu giàu tại hãng luật SF Law tại Thượng Hải, chia sẻ. “Giớ đây, họ không còn tích cực nắm bắt cơ hội như xưa”.

Rời mạng xã hội, tăng tốc chuyển tiền ngầm

lo mat cua gioi sieu giau trung quoc an khong ngon ngu khong yen hinh 2

Mạng xã hội của giới siêu giàu Trung Quốc luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Ảnh: SCMP.

Trước tình hình mới này, hành động đầu tiên của nhiều người là tránh xa sự chú ý của dư luận, đặc biệt là mạng xã hội. Nhiều người dùng mạng xã hội thường xuyên lục lại những bài đăng cũ để tấn công bất cứ ai được cho là “không toàn tâm toàn ý với Trung Quốc”, dù cho đó là một nghệ sĩ hay một nhà khoa học danh tiếng.

Tỷ phú Wang Xing, CEO ứng dụng giao đồ ăn Meituan, từng chứng kiến tài sản bốc hơi 2,5 tỷ USD chỉ sau khi một bài đăng trên mạng xã hội của ông bị đánh giá là nhạy cảm. Cuộc điều tra đối với nữ diễn viên Trịnh Sảng cũng bắt đầu từ một vụ bê bối trên mạng xã hội.

Một chuyên gia tư vấn cho giới siêu giàu chia sẻ thêm rằng, ngoài “rời xa” các mạng xã hội, nhiều khách hàng của ông thường xuyên từ chối phỏng vấn và đóng góp tiền từ thiện qua công ty, thay vì dưới danh nghĩa cá nhân.

Từ lâu, việc người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài đã không phải điều gì quá hiếm. Tình trạng này có nguồn gốc từ những biện pháp quản lý ngoại tệ chặt chẽ mà Trung Quốc áp đặt. Có câu chuyện vui rằng nhiều người giàu Trung Quốc biết chính xác một triệu nhân dân tệ nặng bao nhiêu, nếu đổi ra HKD.

Các biện pháp hạn chế di chuyển để phòng dịch Covid-19 khiến việc chuyển tiền ra nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm đối với các giao dịch tiền ảo, một phương thức chuyển tiền ra nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến.

Do các vấn đề trên, nhu cầu “chuyển tiền ngầm” đang tăng vọt, đẩy chi phí lên cao. Một số khách hàng phàn nàn về phí chuyển tiền lên đến 20%, thay vì mức một con số như trước kia.

Đầu tư ra nước ngoài

Giới nhà giàu cũng lo ngại chính quyền sẽ áp đặt thuế thừa kế trong tương lai gần. Nhiều gia đình đã lựa chọn gửi tài sản vào các quỹ tín thác để bảo vệ tối đa trước mức thuế có thể bị áp trong thời gian tới.

Tuy có giá trị lên tới 1.600 tỷ USD, dịch vụ này vẫn còn khá mới ở Trung Quốc, khiến nhiều hoài nghi về khả năng bảo vệ tài sản. Thay cho lựa chọn trên, một số lại quyết định gửi tiền đến các “thiên đường thuế” như quần đảo Cayman, Bermuda hay quần đảo Virgin thuộc Anh.

“Đối với các nhà đầu tư nội địa, chiến dịch ‘thịnh vượng chung’ đem lại sự bất ổn”, ông Adrian Zuercher, chuyên gia tại quỹ quản lý tài sản UBS, cho biết.

“Chúng tôi khuyên khách hàng xem xét các lĩnh vực như năng lượng tái tạo hay xe điện. Đây là những lĩnh vực sẽ được hưởng lợi, nếu xét đến chính sách chú trọng các phát minhh và công nghệ xanh”, ông này nói.

Các đơn vị tư vấn cũng khuyên khách hàng từ Trung Quốc hướng đến thị trường nước ngoài. Hiện, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10% giao dịch trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Họ bị đánh giá là “chú trọng quá mức” vào thị trường nội địa. Một ngân hàng ước tính người Trung Quốc giữ từ 30-50% tài sản cá nhân ở trong nước.

“Đầu tư ra nước ngoài có thể coi là biện pháp phòng vệ nước đôi trước các cú sốc về kinh tế trong nước, cũng như những vấn đề của thị trường bất động sản”, Bloomberg nhận định.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp