Lo nhiều, được chẳng bao nhiêu!

Thứ tư, 13/06/2018 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu chuyện làm lộ dữ liệu người dùng của Facebook đang rất “nóng”. Với những nhà báo đang tác nghiệp trong môi trường kỹ thuật số, mối lo mất an toàn thông tin không phải không hiện hữu. Làm thế nào giữ an toàn cho những tài liệu, thông tin, nguồn tin của mình - đó đang là những mối bận tâm, trăn trở của rất nhiều nhà báo hiện nay.

Nhà báo Nguyễn Viết Tôn – Phó phòng Chuyên đề, báo Tin tức, TTXVN: 

Nêu cao tinh thần cảnh giác, phát ngôn, bày tỏ chính kiến một cách khiêm nhường

Báo Công luận
 

Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ số đã hỗ trợ các nhà báo tác nghiệp rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Nhưng cũng do có công nghệ số hiện đại mà nhiều nhà báo đã bỏ thói quen “tốc ký” bằng bút mực mà quay sang sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hiện đại, sau đó về trích lọc tư liệu viết bài. Trong bối cảnh hiện nay, bản thân nhà báo cũng là đối tượng để các phần tử xấu hãm hại, đe dọa đến tính mạng khi hành nghề.

 Ngày nay, việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber… để giải trí và bày tỏ quan điểm cá nhân của mỗi người trên mạng xã hội không còn là điều mới lạ. Mỗi tài khoản cá nhân đều chứa đựng rất nhiều bí mật riêng tư của mỗi người, song nhiều người sử dụng mạng xã hội vẫn còn rất chủ quan về tài khoản cá nhân của mình. Việc để làm lộ, lọt tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội hiện nay rất phổ biến, trong đó các nhà báo cũng không ngoại lệ. 

Nhiều thông tin chính thống, bí mật cá nhân, hay nguồn tin, vô tình các nhà báo đã để lộ ra bên ngoài thông qua việc nhắn tin, chat, chat voice qua facebook mà bản thân họ lại không biết hoặc chưa biết. 

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ số, việc dùng các trang mạng xã hội là tự do nhưng các nhà báo cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phát ngôn, bày tỏ chính kiến của mình một cách khiêm nhường để giữ bí mật cho cá nhân và tổ chức. Hãy sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan để phục vụ công việc của mình chứ đừng để mạng xã hội lại thành con dao hai lưỡi hại chính mình khi đã để lộ, lọt bí mật riêng tư ra mạng xã hội.

Nhà báo Vũ Anh Hoa – Báo Đầu Tư: 

Nhà báo nên sử dụng mã hóa nối đầu trong lúc liên lạc qua mạng

Lĩnh vực báo chí vốn cần độ an toàn, bảo mật thông tin cao. Nhưng các nhà báo trong quá trình tác nghiệp không tránh khỏi “lâm nạn” khi các cuộc tấn công mạng ngày càng xảy ra nhiều hơn. Khi chúng ta nói về an ninh số, tài sản ở đây thông thường là các thông tin.

 Chúng ta luôn phải đặt ra những câu hỏi nhằm bảo vệ tài sản số của mình. Để làm tốt điều này, tôi nghĩ mỗi cá nhân nhà báo cần liệt kê danh sách tài sản của mình. Đó có thể là dữ liệu đang lưu giữ, nơi lưu giữ, người nào có thể truy cập chúng, và điều gì làm người khác không thể truy cập dữ liệu đó. Nghề báo là nghề có nhiều va chạm, nhất là các nhà báo theo lĩnh vực điều tra nhạy cảm, nguy hiểm tính mạng, gia đình, thậm chí cả tòa soạn.

Báo Công luận
 

Một trong những thách thức to lớn nhất trong việc bảo vệ dữ liệu khỏi những kẻ muốn có nó chính là lượng thông tin bạn lưu trữ hoặc mang theo, và cách thức cướp lấy thông tin đó quá dễ dàng. Rất nhiều người trong chúng ta mang theo toàn bộ lịch sử các cuộc liên lạc, địa chỉ liên lạc, và tài liệu hồ sơ trên máy tính xách tay, thậm chí là trên cả điện thoại di động. 

Chúng có thể bị đánh cắp hoặc bị sao chép chỉ trong vài giây. Kẻ tấn công chỉ cần truy cập trực tiếp vào ổ cứng, và dữ liệu đó có thể bị sao chép hoặc phân tích mà không cần phải biết mật khẩu của bạn. Các cuộc gọi điện, tin nhắn văn bản, email, tin nhắn nhanh, cuộc gọi qua IP, trò chuyện video, và tin nhắn mạng xã hội facebook có thể dễ dàng bị nghe/đọc trộm. 

Với tôi nếu có thể, cách làm việc hiệu quả nhất là tận mặt, mà không cần có máy tính hoặc điện thoại. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được, cho nên cách thức tốt nhất kế tiếp là sử dụng mã hóa nối đầu trong lúc liên lạc qua mạng nếu bạn cần bảo vệ nội dung trao đổi. 

Tức là hai cá nhân muốn trao đổi thông tin có chìa khóa mật mã riêng và chỉ có hai người biết. Điều này lúc đầu có vẻ khó khăn nhưng nó là cách duy nhất người dùng có thể xác nhận bảo mật thông tin liên lạc của mình mà không cần phải tin tưởng vào dịch vụ công nghệ đang sử dụng.

Nhà báo Vũ Thường Chiến – Trưởng Ban Báo điện tử Xây dựng: 

Trang bị kỹ năng trong việc bảo mật, an toàn thông tin là điều tối quan trọng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và Internet thì những cuộc tấn công mạng đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho chính những người sử dụng dịch vụ mạng và các cơ quan, tổ chức bị tấn công. Thời gian gần đây một số tờ báo như Vietnamnet, Dân trí… đã bị tấn công và thiệt hại từ những việc tấn công này đã được nêu ra. 

Không phải đến lúc này các báo mới ý thức được việc bảo mật thông tin và quan tâm đến nó, tôi cho rằng các báo đã lường được việc này nhưng có lẽ do điều kiện chưa cho phép, hoặc chưa có sự chuẩn bị nên không có các phòng ngừa bảo mật. Có lẽ phải đến khi bạn bị mất mật khẩu đăng nhập quản trị tờ báo, hoặc bị mất mật khẩu email, Yahoo, hay facebook, zalo thì lúc đó mới thấy “sự mất mát” to lớn như nào. Và câu chuyện bảo mật mới được quan tâm hơn lúc nào hết.

Báo Công luận
 

Rõ ràng vấn đề an toàn dữ liệu là điều quan tâm và là vấn đề quan trọng đối với mỗi một phóng viên, nhà báo. Việc lưu giữ an toàn dữ liệu thông tin còn liên quan đến công việc, thậm chí sinh mệnh chính trị của mỗi nhà báo.

 Điều này xảy ra rất nhiều trên thực tế mà những người làm nghề đều có thể gặp phải. Nếu sau mỗi buổi tác nghiệp, file ghi âm và ảnh chụp sự kiện bị virut “ăn mất” thì các nhà báo lấy gì để thể hiện nó. 

Nếu có thể hiện được bằng trí nhớ và ghi chép thì căn cứ của bài viết là file ghi âm không còn thì các nhà báo có dám dùng thông tin đó cho bài viết không? Rõ ràng những file dữ liệu này rất quan trọng đối với công việc của các nhà báo, vậy cách bảo quản như thế nào, chuyển đi như nào thì đòi hỏi phải có kỹ năng nhất định. 

Điều này cũng giống như việc tiếp cận một tệp tài liệu online, nếu tài liệu ở một trang có thông tin đầy đủ, có thể xác thực thì có thể sử dụng ở một góc độ nào đó. Do vậy việc trang bị kỹ năng trong việc bảo mật, an toàn thông tin là điều tối quan trọng hiện nay đối với những nhà báo; nhất là những người đang làm trong lĩnh vực cần bảo mật cao như tại các Báo điện tử.

Minh Thắng (Thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo