Logistics tại Việt Nam: Rào cản chi phí, hạ tầng chưa đồng bộ kìm hãm sự phát triển

Chủ nhật, 03/01/2021 06:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động logistics của Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để bứt phá trong thời gian tới. Tuy nhiên, chi phí cao cộng với hạ tầng chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng yêu cầu đang là rào cản cho sự phát triển của ngành Logistics trong năm 2021.

Hoạt động logistics tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để bứt phá trong thời gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đang ngày càng sâu rộng. Ảnh minh họa

Hoạt động logistics tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để bứt phá trong thời gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đang ngày càng sâu rộng. Ảnh minh họa

Chi phí cao, hạ tầng chưa tương xứng

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Tại Việt Nam logistics được phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.

Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta đã thấy rõ những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi lên như: chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, giống như “điểm nút” lâu nay kìm hãm sự biến đổi về “chất” để dịch vụ logistics của Việt Nam có “bước nhảy” phát triển lên một tầm cao mới phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của hội nhập khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực logistics còn nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vẫn chưa được đầu tư tương xứng, đồng bộ với nhu cầu phát triển thực tiễn; cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực logistics có lúc, có nơi còn chưa phát được huy hiệu lực, hiệu quả;…

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, với khoảng 80% lưu lượng hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển bằng đường bộ, nhu cầu về những tuyến đường cao tốc hoàn thiện là rất cần thiết. Tuy nhiên, tổng chiều dài đường cao tốc đang vận hành lại chưa đến 2.000km/tổng số hơn 630.000km đường bộ của Việt Nam. 

Trong khi đó, hệ thống đường sắt trong nước khá lạc hậu và thiếu kết nối với các cảng hàng hóa. Hệ thống đường thủy nội địa chưa được chú trọng khai thác hiệu quả. Các hạ tầng kết nối đường bộ với cảng biển như cảng container nội địa (ICD), hay các trung tâm logistics đa phương tiện vẫn còn thiếu vắng.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có các doanh nghiệp lớn, cung ứng đồng bộ các dịch vụ logistics.

Thách thức và cơ hội cho hoạt động logistics tại Việt Nam

Năm 2020, EVFTA chính thức được thực thi sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành dịch vụ logistics Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận thị trường. Triển vọng ngành logistics Việt Nam khi tham gia Hiệp định EVFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP mang đến không chỉ cơ hội mà cả các thách thức.

Trong khi hệ thống đường bộ cao tốc chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thì hệ thống đường sắt trong nước lại khá lạc hậu và thiếu kết nối với các cảng hàng hóa. Ảnh minh họa

Trong khi hệ thống đường bộ cao tốc chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thì hệ thống đường sắt trong nước lại khá lạc hậu và thiếu kết nối với các cảng hàng hóa. Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi EU sẽ tăng khoảng khoảng 42,7% vào năm 2025 và khoảng 44,37% vào năm 2030.

Theo chiều ngược lại, mặc dù chưa có tính toán chi tiết, dự kiến tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sau EVFTA cũng sẽ gia tăng nhanh chóng, khi nhiều sản phẩm EU có thế mạnh sẽ được Việt Nam loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên càng nhộn nhịp thì thị trường đối với dịch vụ logistics càng mở rộng, đặc biệt là dịch vụ logistics quốc tế.

Đối với RCEP, tính riêng 10 tháng 2020, thương mại 2 chiều của Việt Nam với 14 thị trường trong khối thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực đạt 240 tỷ USD, chiếm gần 54,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tính hết tháng 10/2020.

Như vậy, nhiều cơ hội lớn của ngành logistics để phát triển nhờ vào các cam kết trong hiệp định, trong đó có cả các cơ hội về nguồn cung, cầu cho dịch vụ này cũng như các điều kiện để dịch vụ này có thể thực hiện hiệu quả. Cơ hội gia tăng quy mô thị trường, xuất phát từ nguồn cầu lớn đối với hoạt động logistics.

Tuy nhiên một thách thức đối với ngành logistics khi hội nhập kinh tế đó là đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế. EU vốn rất mạnh về logistics, với các công ty đa quốc gia, các đội tàu lớn hiện đại, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường logistics thế giới.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, Đức đứng vị trí đầu tiên, các nước EU chiếm 4 trong tốp 5 vị trí đầu bảng (Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ), chiếm 14 trong top 20 vị trí đầu bảng.

Hiện nhiều các doanh nghiệp logistics mạnh của EU đã có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, dù mức mở cửa của Việt Nam trong logistics theo WTO còn rất hạn chế.

Về mặt lý thuyết, EU cũng mở cửa thị trường dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, trên thực tế, khả năng tiếp cận thị trường EU của doanh nghiệp logistics không lớn. Do đây là thị trường EU đã có sẵn các đối thủ mạnh, khách hàng EU có đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ và các ràng buộc pháp lý gián tiếp (các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics).

Thế Anh

Tin khác

Bộ trưởng GTVT yêu cầu khẩn trương rà soát, kiểm tra việc giá vé máy bay tăng 'sốc'

Bộ trưởng GTVT yêu cầu khẩn trương rà soát, kiểm tra việc giá vé máy bay tăng "sốc"

(CLO) Tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.

Giao thông
Gần 1,8 triệu hành khách thông qua các cảng hàng không thuộc ACV

Gần 1,8 triệu hành khách thông qua các cảng hàng không thuộc ACV

(CLO) Các cảng hàng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đón gần 1,8 triệu hành khách dịp cao điểm lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.

Giao thông
Gia Lai: Tuyến Quốc lộ 19 dày đặc biển báo tốc độ, tài xế ức chế

Gia Lai: Tuyến Quốc lộ 19 dày đặc biển báo tốc độ, tài xế ức chế

(CLO) Tuyến Quốc lộ 19 đoạn từ dốc Hàm Rồng (TP Pleiku, Gia Lai) đi cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) dày đặc các biển báo tốc độ gây ức chế cho các tài xế. Nhiều biển báo như “bẫy” người đi đường, lái xe vừa tăng tốc lại phải giảm tốc chỉ trên một đoạn ngắn.

Giao thông
Hoàn thiện quy định cụ thể đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện

Hoàn thiện quy định cụ thể đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện

(CLO) Hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm tiếng ồn, tạo sự văn minh, thuận tiện.

Giao thông
Từ ngày 5/5, đồng loạt triển khai thu phí không dừng tại 5 sân bay

Từ ngày 5/5, đồng loạt triển khai thu phí không dừng tại 5 sân bay

(CLO) Tin từ Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất từ ngày 5/5.

Giao thông