Luật sư Phan Anh: Sống là phụng sự quốc gia và dân tộc!

Thứ bảy, 29/08/2020 13:55 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách đây tròn 10 năm, Trường Thanh niên tiền tuyến (TNTT) Huế đã được công nhận là di tích lịch sử. 3 năm sau đó, hai vị sáng lập trường là luật sư Phan Anh, GS Tạ Quang Bửu - cũng được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa.

Bài liên quan

Với riêng luật sư Phan Anh (1912-1990), đó là sự tưởng thưởng đáng giá bởi cả cuộc đời, ông dường như chỉ luôn đau đáu: làm thế nào để phụng sự quốc gia, phụng sự dân tộc, sống đường hoàng đúng với tinh thần một kẻ sỹ.

Một đời đau đáu

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước tại miền đất địa linh nhân kiệt và rất giàu truyền thống trung quân ái quốc Đức Thọ - Hà Tĩnh, được sự dạy dỗ công phu và nghiêm khắc của người cha - ông đồ Phan Điện, lớn lên trong khí thế sục sôi của một dân tộc đang chống lại ách áp bức của thực dân, đế quốc, sau này lại được học hành bài bản tại ngôi trường Bưởi nổi tiếng đất Hà Thành, rồi theo học ngành Luật tại Trường Đại học Đông Dương, bên trong con người mình, Luật sư Phan Anh thấm rất rõ nỗi đau đớn của một người dân mất nước. Trong tâm hồn chàng luật sư trẻ, luôn là niềm đau đáu rằng phàm là một kẻ sỹ, phải làm được gì đó cho quốc gia, cho dân tộc.

Có lẽ chính bởi niềm đau đáu ấy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, chàng sinh viên Phan Anh đã tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, từng là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên. Cũng bởi niềm đau đáu ấy mà năm 1939,  cho dù bị lỡ dở việc bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật do Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng Phan Anh không ở lại Pháp để hành nghề mà đã trở về Việt Nam.

Trong tâm trí của chàng luật sư trẻ lúc đó là sự thôi thúc phải trở về với đất nước quê hương, phải phụng sự xã hội, dân tộc mình một cách đúng đắn và đường hoàng theo tinh thần kẻ sĩ truyền thống chứ không phải ở trên đất người với thân phận của một kẻ đi làm thuê.

luat su phan anh song la phung su quoc gia va dan toc hinh 1

Luật sư Phan Anh.

Và phụng sự xã hội một cách đàng hoàng, với Phan Anh, bắt đầu ngay từ việc tham gia bào chữa cho nhiều chiến sĩ Việt Minh. “Tôi rất khâm phục tinh thần hiên ngang bất khuất trước quân thù của họ, nên đã cố gắng làm nhiều điều bênh vực những con người chân chính đó” - Phan Anh lý giải về sự lựa chọn khiến nhiều người ngạc nhiên của mình.

“Kẻ sỹ có thể ảnh hưởng đến nhân dân và góp phần làm biến đổi xã hội” - quan điểm ấy đã khiến năm 1941, khi phong trào cách mạng lên rất cao ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, luật sư Phan Anh đã cùng những trí thức khác là Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền thành lập báo Thanh Nghị (1941-1945) với mong muốn thể hiện quan điểm của một người kẻ sỹ: “Người ấy phải vì lợi ích dân chúng, là người quan sát không thiên vị và phải thường xuyên có liên hệ với nhân dân. Có thể ảnh hưởng đến nhân dân và góp phần làm biến đổi xã hội”.

Phan Anh từ đó cũng trở thành cái tên được vì nể. Cũng chính bởi vì sự nể này đã khiến vua Bảo Đại phải để mắt tới và mời ông và một số trí thức trẻ vào Huế để tham khảo ý kiến về việc Nhật “trao trả độc lập” cho Việt Nam và thành lập nội các mới. Cũng bởi vì sự nể này mà tháng 4/1945, luật sư Phan Anh được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim.

luat su phan anh song la phung su quoc gia va dan toc hinh 2

Với chuyện “tham gia vào Chính phủ Trần Trọng Kim”, vị luật sư - kẻ sĩ đã thực có những nghi ngại, băn khoăn bởi một con người mang tư tưởng ái quốc như ông lại tham gia vào một chính phủ “thân Nhật”. “Tuyệt đối không ai có ảo vọng gì về người Nhật. Tình thế đã dứt khoát rồi. Phải là kẻ điên mới đi hợp tác với Nhật. Có những người điên, nhưng chúng tôi là trí thức, chúng tôi tham gia Chính phủ là để phụng sự…” - luật sư Phan Anh bộc bạch.

Và sự phụng sự ấy, ngay sau đó được Bộ trưởng Bộ Thanh niên Phan Anh hiện thực hóa bằng việc cùng trí thức Tạ Quang Bửu lập ra Trường Thanh niên tiền tuyến - ngôi trường về sau đã được ghi nhận trong cuốn lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế: “hướng thanh niên theo Mặt trận Việt Minh”.

“Người nhiều vai”

“Nhân nhượng hưng quốc gia” - “Phải yêu thương nhường nhịn thì quốc gia mới hưng thịnh” - thấu hiểu lời răn dạy của cha - người trí thức Phan Anh nguyện sống trọn theo tinh thần ấy.

Nhưng rồi cũng bởi niềm đau đáu “phụng sự quốc gia”, sau Cách mạng Tháng Tám, ông lại nhận lời tham gia sáng lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, làm Chủ tịch Ủy ban kiến thiết quốc gia. Đặc biệt nhất là chuyện sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, ông được mời làm Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 2/3/1946 đó, trong ký ức vị luật sư còn nhớ mãi việc Bác Hồ cho gọi ông đến Bắc Bộ phủ. Bác nói: “Chúng ta cần phải thành lập Chính phủ Liên hiệp nhằm đoàn kết nhân dân, thống nhất hành động. Để thành lập Chính phủ Liên hiệp, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cần giao cho những người ở vị trí trung lập. Tôi đề cử chú nhận nhiệm vụ quan trọng đó”.

Nhận thấy mình không được đào tạo chính quy về quân sự, Luật sư Phan Anh từ chối và đề xuất cử Hoàng Xuân Hãn, một trí thức cũng có cảm tình với cách mạng và đã từng học qua Trường quân sự cao cấp Polytechnique ở Paris làm nhiệm vụ này. Nhưng Hồ Chủ tịch vẫn một mực thuyết phục: “Chú đừng ngại, tuy chú đảm nhận trọng trách Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng không phải tập trung công việc vào chuyên môn quân sự vì đã có chú Võ Nguyên Giáp. Nhiệm vụ của chú là tập trung vào vấn đề chính trị, nhằm đoàn kết trong ngoài”.

luat su phan anh song la phung su quoc gia va dan toc hinh 3

Tháng 6/1955: Luật sư Phan Anh (hàng đầu, bên phải) cùng Nguyễn Văn Huyên trong đoàn đại biểu Chính phủ VN dự một cuộc tiếp tân tại Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi hàng ghế phía sau.

Trước tấm thịnh tình của người đứng đầu đất nước, Luật sư Phan Anh đành phải nhận lời. Và như một mối duyên nợ đặc biệt, giữa vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam và người luật sư trí thức yêu nước, từ đó cũng có rất nhiều những gắn bó, đậm sâu.

Năm 1947, theo Bác Hồ, tôi cùng gia đình rời Hà Nội lên chiến khu. Hai chữ chiến khu đối với người trí thức lúc đó chứa biết bao bí ẩn, lo âu. Việc lên chiến khu là cả một sự thử thách lớn, không kém gì cuộc trường chinh” - Luật sư Phan Anh từng bộc bạch. Nhưng cái tình của nhà lãnh đạo cao nhất, cái tâm dành cho đất nước của người kẻ sỹ, đã giúp người trí thức xứ Nghệ ấy cuối cùng đã đi trọn cuộc trường chinh ấy…

Cả cuộc trường chinh phụng sự sôi nổi ấy, dù ở “vai nào”, con người ấy đã luôn sống và cống hiến như một trí thức đích thực.

Trong Chính phủ sau này, ông được mệnh danh là “Bộ trưởng nhiều Bộ nhất” hay “Người nhiều vai”. Năm 1947, Luật sư Phan Anh được điều chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế. Năm 1951, Bộ Kinh tế đổi tên thành Bộ Công Thương, Luật sư Phan Anh lại được điều sang làm Bộ trưởng đầu tiên. Năm 1955, Bộ Công Thương chia tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp, Luật sư Phan Anh làm Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp. Năm 1958, tách Bộ Thương nghiệp thành Bộ Ngoại thương và Bộ Nội thương, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương cho tới khi nghỉ hưu. Ông còn cùng với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sáng lập Hội Luật gia Việt Nam.

Công Thành

Tin khác

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức
Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khi triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải là đơn vị có thương hiệu của Việt Nam, phát huy và góp phần truyền bá bản sắc, truyền thống của dân tộc.

Tin tức
Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu rà soát hoạt động sản xuất, quản lý cấp phép, đăng ký sử dụng tem điện tử và tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm quy định về dán tem điện tử đối với rượu và thuốc lá,...

Tin tức
Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Giao thông vận tải kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư (doanh nghiệp, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký).

Tin tức
Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức