Lương không đủ sống, giáo viên Zimbabwe phải bán rượu lậu, di cư

Chủ nhật, 20/03/2022 09:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở Zimbabwe, một số giáo viên nói đùa rằng họ đang thực sự trải qua câu châm ngôn “phần thưởng của giáo viên là ở trên trời” theo đúng nghĩa đen.

Ban ngày làm giáo viên, ban đêm bán rượu lậu

Vào ban ngày, Gaudencia Mandiopera làm giáo viên tiểu học tại một trong những trường công lập ở quận Mutasa, cách thủ đô Harare của Zimbabwe 283 km về phía đông nam. Nhưng từ đầu giờ chiều đến tối muộn, cô bán rượu whisky tại một quán bar chui.

luong khong du song giao vien zimbabwe phai ban ruou lau di cu hinh 1

Khách hàng của cô, chủ yếu là những tài xế xe tải đến thị trấn Mutare, gần biên giới giữa Mozambique và Zimbabwe, và chỉ có ít tiền. Ngoài ra, vận hành một quán bar chui là bất hợp pháp ở Zimbabwe và hầu hết rượu whisky được nhập lậu vào nước này qua biên giới.

Nhưng Mandiopera vẫn kiên trì với công việc buôn bán này, chủ yếu là để nuôi 3 cậu con trai của cô.

“Tôi thường bị bắt. Tôi thậm chí làm việc đến đêm muộn để tối đa hóa lợi nhuận. Môi trường này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại tình dục nhưng tôi không còn cách nào khác ”, cô nói với tờ Al Jazeera.

Mức lương hàng tháng của cô là 11.000 đô-la Zimbabwe, xấp xỉ bằng 45 USD theo tỷ giá thị trường chợ đen hiện hành, được trả đúng hạn, nhưng chỉ giúp gia đình cô mưu sinh trong hai tuần. Ở Zimbabwe, một số giáo viên nói đùa rằng họ phải thực hiện câu châm ngôn “phần thưởng của giáo viên là trên trời” theo nghĩa đen.

Nhưng giống như Mandiopera, nhiều người đã phải dùng đến việc tìm kiếm các công việc thay thế để tồn tại ở đây. Ở quốc gia Nam Phi, chỉ có 150.000 giáo viên phục vụ cho 4,2 triệu học sinh và mức lương trung bình của một giáo viên là 120 USD.

Trong nhiều năm, các giáo viên đã di cư sang các nước lân cận như Nam Phi, Namibia và Botswana để tìm việc làm có mức lương cao hơn.

Lương không đủ sống

Các chuyên gia cho rằng Zimbabwe đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ với lạm phát không thể kiểm soát, lương trì trệ và tình trạng nghèo đói lan rộng do quản lý yếu kém và tham nhũng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Emmerson Mnangagwa.

Khủng hoảng kinh tế đã trở nên tồi tệ hơn do tác động của Covid-19 và bây giờ là cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Giá mua các mặt hàng cơ bản như bánh mì, xăng dầu, gói dữ liệu internet và giá điện tiếp tục tăng do nguồn cung bị gián đoạn, gây thêm áp lực lên người dân Zimbabwe.

Trong một số trường hợp, mức giá đã tăng tới 150%, vì đồng đô-la Zimbabwe vốn mất giá vẫn giảm mạnh so với đồng USD.

Theo Ngân hàng Thế giới, 7,9 triệu người ở Zimbabwe rơi vào cảnh nghèo cùng cực từ năm 2011 đến năm 2021, sống dưới mức nghèo đói về lương thực là 29,80USD/tháng cho mỗi người.

Trong 3 năm qua, các giáo viên Zimbabwe đã phải lao vào các công việc chân tay lặp đi lặp lại vì mức lương không đủ và điều kiện làm việc tồi tệ khi tình hình kinh tế ngày càng thảm hại hơn ở nước này.

Vào ngày 7/2 vừa qua, họ lại đình công đòi tăng lương khi các trường học mở cửa trở lại. Chính phủ đã phản ứng bằng cách đình chỉ họ trong 3 tháng không lương vào ngày 10/2.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Evelyn Ndlovu cũng đưa ra thời hạn cuối cùng để các giáo viên đình công quay lại lớp học.

Mặc dù con số chính thức của số giáo viên bị đình chỉ không được đưa ra, nhưng các hiệp hội giáo viên cho biết khoảng 90% trong số 150.000 giáo viên trường công bị ảnh hưởng bởi động thái của Chính phủ.

Obert Masaraure, chủ tịch Liên minh Giáo viên Nông thôn Hợp nhất Zimbabwe (ARTUZ), đã chỉ trích Chính phủ là "liều lĩnh" và "cố gắng làm tê liệt ngành giáo dục thông qua việc đình chỉ hàng loạt giáo viên".

Vào ngày tòa án đưa ra quyết định, Chính phủ đã đưa ra thời hạn một tuần để họ trở lại làm việc hoặc bị mất việc làm, nhằm buộc các giáo viên trở lại làm việc. Các nhà chức trách cũng đe dọa sẽ thay thế họ bằng những sinh viên tốt nghiệp hiện đang thất nghiệp.

Vào ngày 8/2, Chính phủ đã tăng lương cho giáo viên thêm 20% và trợ cấp Covid-19 từ 16.500 lên 38.500 đô-la Zimbabwe (75 - 175 USD) cùng các lợi ích khác cho họ như chế độ nhà ở và miễn thuế khi nhập khẩu xe có động cơ.

Tuy nhiên, các giáo viên vẫn yêu cầu mức lương cơ bản là 540 USD hoặc số tiền tương đương bằng nội tệ, cho rằng họ không đủ khả năng trả học phí cho con mình với mức lương hiện tại. Tuy nhiên, Chính phủ đã loại trừ việc trả lương bằng đồng USD.

Takavafira Zhou, Chủ tịch Liên minh Giáo viên Tiến bộ Zimbabwe, cho biết những lời đe dọa của Chính phủ đang ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp với một số giáo viên hiện buộc phải quay trở lại làm việc. Thay vào đó, ông kêu gọi chính phủ tìm cách đối thoại.

Trong toàn ngành giáo dục, cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra biểu hiện ở sự suy giảm cơ sở hạ tầng và sự cạn kiệt về số lượng nhân viên. Học phí ở các trường công lập cũng tăng gấp ba lần so với khả năng của nhiều người vì tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng. Ở các trường tư thục, mọi thứ còn đắt hơn nhiều.

Tình hình cũng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19 khiến các giáo viên phải làm việc mà không có đầy đủ thiết bị bảo vệ cá nhân tại các trường công lập.

Đối với Mandiopera, đây là những bằng chứng thêm về sự cần thiết phải tiếp tục áp lực chồng chất cho đến khi những bất bình của họ được giải quyết. Cô nói: “Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn chừng nào Chính phủ không trả đủ tiền lương đủ sống cho chúng tôi”.

Sơn Tùng (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống